1. Thắng dền
Thắng dền là món ăn vặt (hay ăn chơi) của người Hà Giang nói chung và được xem là món ăn để bè bạn ngồi lại sum vầy trong những ngày đông giá rét ở thị trấn Đồng Văn. Thắng dền đích thực là một đặc sản của tỉnh Hà Giang.
Thắng dền được làm từ bột gạo nếp, tuỳ vào sở thích cũng như khẩu vị của từng người mà người làm bánh sẽ cho thêm nhân bánh bằng đỗ hoặc để chay.Hình dáng của chúng trông giống như những chiếc bánh trôi tàu ở Hà Nội, nếu không hỏi người dân ở đây thì chắc chắn sẽ có du khách nhầm tưởng đó là bánh trôi thật. Những viên bánh thắng dền chỉ làm to hơn ngón tay cái một chút, được thả trong bát có hỗn hợp nước đường ngọt ngậy với nước cốt dừa và gừng. Chúng tạo lên một hương vị hỗn hợp ngọt, béo và cay cay. Trong mỗi bát thắng dền còn được cho thêm những viên lạc hay vừng đã rang chín, giòn giòn mà thơm phức, trông hấp dẫn hơn nhiều.
Thắng dền chẳng biết từ bao giờ trở thành món ăn vặt đặc sản Hà Giang, mà người Hà Giang thì thường dùng chúng để làm “gia vị” cho cuộc giao lưu, nói chuyện của lũ bạn, là món đặc sản để du khách ăn một lần nhớ mãi.
2. Thắng cố Hà Giang
Thắng Cố Hà Giang là món đặc sản đặc trưng của vùng núi vì vậy có rất nhiều khách du lịch từ mọi nơi đến để thưởng thức họ đều rất thích thú, là một món ăn dân dã hấp dẫn đến kì lạ. Theo già bản của người mông cho biết thì thắng cố còn có thể gọi là “thảng cố” có nghĩa là canh xương.trong thắng cố gồm chủ yếu là xương, thịt của gia súc cùng với nội tạng, đặc biệt cả thịt ngựa.
Dân gian truyền lại thì lịch sử của nồi thắng cố đã đến 300 năm.Trong thời chiến tranh không có nồi, xong, chảo người dân vùng núi cao đã sử dụng tấm da ngựa làm cái chảo lớn và dùng con ngựa làm thành thực phẩm. Cho đến bây giờ, món thắng cố đã trở thành một món ăn mang đậm nét đặc sắc của dân vùng núi cao. Mỗi khi có dịp lễ hội hoặc vào các ngày chợ phiên thì người dân nơi đây thường tổ chức nấu thắng cố nhằm để phục vụ cho ngày hội cũng như những thực khách từ mọi nơi đến.
3. Thịt trâu, lợn gác bếp
Hà Giang là một tỉnh miền núi phía bắc với nhiều dân tộc anh em sinh sống với nhau nên tục gác thịt lên bếp đã trở thành thói quen (phong tục thông lệ) trong mỗi gia đình. Từ bao đời, thịt trâu, lợn gác bếp đã trở thành món ăn không thể thiếu và là đặc sản Hà Giang mà du khách không thể bỏ qua khi đến đây.
Thịt trâu, lợn gác bếp thường là những thớ thái dọc dài, từng miếng thịt trâu – lợn một được xiên vào những que to rồi treo lên gác bếp.Trước khi mang gác bếp, người dân đã tẩm các gia vị vào thịt như ướp thịt với các gia vị khác như ớt, gừng, đặc biệt là mắc khén.
Sau một thời gian, những miếng thịt sẽ khô lại nhưng vẫn giữ được gia vị quệt lên đó, và có hương vị đặc trưng rất ngọt và thơm. Thịt gác bếp ăn ngon mà lại không có chất bảo quản, là món ăn khoái khẩu của du khách mỗi khi có dịp đến Hà Giang. Nhiều người đến đây không quên mua một ít về làm quà cho mọi người. Chính những du khách đến nơi đây là người đã truyền và mang thịt trâu, lợn gác bếp đến nhiều người biết hơn và làm món ăn đặc sản Hà Giang này có thương hiệu mạnh hơn.
4. Mật ong bạc hà
5. Xôi ngũ sắc
Xôi ngũ sắc có 5 màu nổi bật khác, trắng, vàng, tím, đỏ, xanh được hoà hợp lại tạo lên món ăn ngon mà bắt mắt. Xôi này được làm từ một loại gạo nếp thơm và dẻo do chính người dân tộc trồng ra, từng hạt gạo trắng thơm lừng được lựa chọn và chúng có ẩn ý đặc trưng gì đó qua các màu sắc của xôi.
Xôi ngũ sắc có tính dẻo thơm, nếu để lâu cũng sẽ dễ bị cứng và nếu ăn cũng không cần đến những gia vị khác. Xôi được người dân tộc mang theo để ăn mỗi khi đi làm nương rẫy, bởi vì khoảng cách từ nhà tới chỗ làm khá xa nên họ mang theo ăn lúc đó không mất công đi về. Ăn xôi lại no lâu mà tiện lợi để người dân tộc có thể làm việc tốt hơn.
Một món ăn đã làm nên bản sắc của đồng bào vùng cao, một món ăn mà chỉ nhắc đến tên thôi đã khiến người ta nhớ đến đại ngàn hùng vĩ…đó chính là đặc sản xôi ngũ sắc. Với hình thức bắt mắt, độ dẻo thơm khó lẫn xôi ngũ sắc đã trở thành một món ăn khó vắng mặt vào các dịp lễ hội, sinh hoạt cộng đồng tộc người thiểu số trong năm.
6. Cháo ấu tẩu
Một món ăn khi tới Hà Giang mà bạn không nên bỏ qua là cháo ấu tẩu. Đối với du khách đây được xem là đặc sản Hà Giang nổi tiếng mà khi đến chưa thưởng thức nghĩa là chưa tới Hà Giang. Cháo ẩu tẩu cũng được nấu từ gạo ngon rồi cho thành phần chính là ấu tẩu, các gia vị đặc trưng nên hương vị của chúng thơm ngậy, bùi cay và còn có vị đắng. Nhiều người không ăn quen cháo ẩu tẩu sẽ khó ăn nhưng khi đã quen thì rất dễ nghiện.
Cái lạnh trên cao nguyên đá khiến người bản xứ mày mò tìm ra món ăn giữ nhiệt mang tên cháo ấu tẩu. Không giống những loại cháo thông thường, cháo ấu tẩu có vị đắng ngắt nơi đầu lưỡi khiến nhiều người phải lắc đầu. Thế nhưng càng ăn, vị đắng ấy càng hấp dẫn lại khiến ai nấy đều muốn ăn mãi không thôi.
Cháo ấu tẩu được nấu từ gạo nếp nương, chân giò lợn và củ ấu tẩu. Củ ấu tẩu mang về rửa sạch, ngâm trong nước vo gạo một đêm sau đó đem ninh chừng 4 tiếng cho mềm và bở tơi. Sau đó phần ấu tẩu này được trộn cùng gạo và nấu trong nước ninh từ chân giò lợn.Tại một số nơi, ấu tẩu và chân giò lợn được nấu riêng.Khi có khách, chủ quán mới trộn phần cháo trắng và phần chân giò cùng ấu tẩu này lại với nhau.
7. Lợn cắp nách
Lợn cắp nách có tên gọi rất đặc biệt mà ai cũng tò mò không biết cái tên đó sinh ra như thế nào. Sở dĩ chúng được gọi như vậy vì thân hình của con lợn này khá bé mà người dân khi bắt họ hay để ôm thọt vào người hay treo dưới nách. Hơn nữa, lợn cắp nách được ra đời từ thói quen chăn nuôi lạc hậu của bà con các dân tộc vùng cao của Lào Cai như: Dao, Thái, Mông… Đây thực chất là giống lợn đặc trưng truyền thống được lai giữa lợn rừng và lợn Mường và việc nuôi giữ khá đơn giản. Thường thì sau khi lợn mẹ sinh ra lợn con, chúng được thả rông mặc cho mưa nắng, không có chuồng trại, không được chăm sóc. Những con lợn phải tự kiếm thức ăn từ những cây củ dại ở ngoài vườn, rừng… thỉnh thoảng mới được cho ăn những bắp ngô, củ sắn.
Không giống như loại lợn khác ở miền xuôi được chăn nuôi cẩn thận và ăn nhiều cám nên có thân hình béo mỡ hơn, còn lợn cắp nách nhỏ, do thói nuôi thả dông mà khiến chúng bé nhỏ và thịt của chúng nạc. Vì vậy, lợn cắp nách có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon khác nhau rất được ưa chuộng.
Lợn cắp nách làm sạch rồi có thể chế biến tùy theo sở thích của mỗi người. Với thịt lợn này có thể dùng nướng, hấp, kho tùy sở thích, có thể dùng xương để ninh thành món canh ngon.Ngon nhất phải kể đến món lòng dồi và thịt bụng còn lẫn cả xương sườn hấp cách thủy, chấm lá nhội giã nhỏ trộn hạt xẻn hoặt hạt dổi, ớt xanh. Vị hơi chua, chát và mùi thơm của hạt dổi, lá chanh gặp món thịt ba chỉ ăn cũng sẽ có hương vị đặc biệt.
8. Phở chua Hà Giang
Phở chua Hà Giang thực chất được lan sang Hà Giang từ Trung Quốc, mà người ta vẫn hay gọi là “Lường Pàn” nghĩa là “Phở mát”. Món ăn này có vị chua chua, lạ miệng ăn rất mát nên được nhiều người yêu thích vào mùa hè.
Ngày xưa, phở chua hay được người dân tộc sử dụng trong các đám cỗ của gia đình và thường thì không thể thiếu. Nhưng bây giờ, phở chua không chỉ là món ăn cỗ trong gia đình mà chúng đã phổ biến được nhiều người lựa chọn là món điểm tâm. Những du khách tới Hà Giang, nghỉ chân ven đường cũng không quên lựa chọn cho mình bát phở chua để thoả cơn đói.
Công thức làm phở chua Hà Giang không quá khó, nếu ai muốn tự tay mình nấu được bát phở chua thì có thể tham khảo công thức. Nguyên liệu của món phở chua bao gồm: thịt lợn rán (xá xíu), vịt quay, lạc đã chao dầu, lạp xường hoặc xúc xích tự chế. Ngoài ra còn có rau ăn kèm gồm: rau húng thơm, tỏi tươi, đu đủ hoặc dưa chuột nạo. Nguyên liệu chính là bánh phở yêu cầu phải là bánh phở tươi được tráng mềm không dùng bánh phở khô.
9. Bánh cuốn phố cổ Đồng Văn
Không chỉ khách du lịch mà người dân ở đây cũng thường xuyên chọn bánh cuốn để ăn sáng hay thậm chí là ăn trưa trong những buổi chợ phiên. Có những cô, cậu cứ tới mùa này mà lên Hà Giang là ghé quán bánh ở phố cổ Đồng Văn. Ăn nhiều, thành nghiền luôn món này.
Thoạt nhìn bánh cuốn nơi đây không có gì khác nhiều so với bánh miền xuôi, nhưng khi thưởng thức rồi, mới thấy thật lạ. Cũng là bột gạo hấp tráng mỏng, nhưng bánh trắng mịn, mỏng, mềm và rất thơm. Làm bánh tưởng chừng đơn giản song cũng đòi hỏi sự nhanh nhẹn, khéo léo của người đầu bếp. Các thao tác nhịp nhàng của đôi bàn tay, từ lấy gáo bột láng đều trên mặt vải, đậy nắp chờ một chút cho bột chín tới, rồi giỡ nắp vung, tiếp theo dùng chiếc đũa cả hớt bánh ra mâm rồi cho thịt mộc nhĩ băm nhỏ làm nhân, cuối cùng cuộn bánh lại. Đối với bánh cuốn trứng, khi bánh vừa chín, chỉ cần đập thêm quả trứng gà rồi đậy vung để một lúc, sau đó mới cho thêm nhân mộc nhĩ thịt băm để trứng vừa chín lòng đào mà bánh vẫn đảm bảo độ mềm, mịn và không nát. Cứ thế, hàng chục rồi đến hàng trăm chiếc bánh ra lò nhanh chóng phục vụ thực khách.
Nước chấm bánh cuốn thường được gọi là nước canh/nước dùng, đựng trong một chiếc bát tô có miếng chả thơm, hành lá mùi tàu thái nhỏ. Nước dùng đậm đà, ngọt lừ từ xương hầm, dậy thơm hành mùi khó cưỡng. Bánh vừa ra lò, bạn có thể xắt từng miếng chấm nước dùng hoặc thả cả chiếc bánh vào ăn ngay trong bát để cảm nhận tổng hòa vị dẻo thơm của bánh với chả, nước chấm béo ngậy. Một chút tiêu, ớt, dấm chua sẽ làm tròn vị, mùi vị khó quên của vùng cao nguyên đá.
10. Cơm lam Bắc Mê
Cơm lam là cơm được nấu bằng ống nứa, ống tre và nướng chín trên than, lửa. Đồng bào dân tộc thường làm món cơm này để mang theo khi đi làm nương làm rẫy, vừa thuận tiện, lại vừa được bảo quản tốt, không bị ôi thiu. Để làm món cơm lam Bắc Mê không hề khó, công đoạn đơn giản và cũng không hề tốn kém.Người dân thường chọn nguyên liệu là loại gạo nếp ngon nhất được trồng trên nương, rồi ngâm kỹ trong nước. Việc lựa chọn gạo là yếu tố quan trọng nhất vì chúng quyết định phần lớn độ ngon và mùi thơm của cơm lam. Gạo nếp ngâm, vo sạch rồi trộn đều cùng với một chút muối.
Nấu cơm lam Bắc Mê không chỉ có gạo là đủ, phải dùng đến những ống nứa, thân cây tre, trúc được chặt từ trên núi mang về. Khi lấy được những thân nứa, tre, trúc mang về, người dân sẽ bỏ một đầu, đổ gạo nếp vào ống tre rồi đổ nước vào vừa tới lớp gạo trên cùng, sau đó lấy lá chuối hoặc lá dong làm nút và nút chặt lại một đầu.Khi đã đổ đầy gạo nếp vào từng ống tre, người ta sẽ để những ống tre đó đốt trên bếp than hồng, vừa đốt vừa xoay tròn từ từ cho nhiệt tác dụng đều lên xung quanh vỏ ống. Nướng cơm lam Bắc Mê chỉ mất khoảng một giờ, khi mà mùi thơm của cơm toả ra thơm lừng là cơm đã chín và ngon rồi.
Hãy đến Hà Giang để thưởng thức trọn vẹn từ cảnh đẹp, đến các món ẩm thực đặc sắc nơi núi rừng các bạn nhé!