Cung An Định đánh dấu thời kỳ mỹ thuật Việt Nam

Cung An Định đánh dấu thời kỳ mỹ thuật Việt Nam

31/03/2021 15:13:21      2967 lượt xem

Cung An Định không thiếu đi những khung cảnh đầy chất thơ. Một chút cổ kính trầm mặc hòa cùng thiên nhiên yên bình, nơi đây thực sự đã trở thành điểm check in mới mẻ dành cho những bạn trẻ ở Huế.

Vị trí địa lý của cung An Định

Cung An Định hiện nay đang tọa lạc tại số 97 đường Phan Đình Phùng, thành phố Huế. Cung điện của cố đô Huế nằm ngay bên cạnh dòng sông An Cựu

Theo thời gian, nhiều công trình bên trong An Định đã không còn nguyên vẹn. Chỉ còn 3/10 công trình vẫn còn giữ được giá trị cho đến ngày hôm nay

Sơ lược về cung An Đinh

Cung An Định trước kia có tên là Phủ Phụng Hóa, đã được vua Đồng Khánh (1886 – 1889) cho xây dựng vào những năm đầu của thế kỉ 20 để làm quà tặng cho hoàng tử Nguyễn Phúc Bửu Đảo (vua Khải Định). Sau khi hoàng tử Bửu Đảo kế vị đã lấy niên hiệu là Khải Định (1916 – 1925) và đã cho xây dựng lại phủ và cho đổi tến thành cung An Định.

Vào năm 1922, theo như ý nguyện của Vua Khải Định, cung An Định lại được ban cho Hoàng tử Vĩnh Thụy tức Vua Bảo Đại sau này (1926 – 1945). Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, gia đình cựu hoàng Bảo Đại đã chuyển từ Hoàng cung qua sống tại cung An Định.

Năm 1955, khi Ngô Đình Diệm khi lên làm Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa đã tiên hành tịch thu cung An Định và trưng dụng để làm nơi ở cho một số gia đình công chức địa phương. Sau khi đất nước thống nhất năm 1975, cung An Định đã được bàn giao lại cho chính quyền cách mạng.

Về kiến trúc

Cung An Định là sự kết hợp giữa kiến trúc Á – Âu vô cùng độc đáo và tinh tế. Đây là một trong số những công trình kiến trúc đánh dấu sự giao thoa Đông – Tây đầu thế kỷ 20. Có thể nói cung điện cổ của Huế mang giá trị rất lớn lao.

Cung An Định quay mặt về hướng Nam, phía sông An Cựu, xung quanh có khuôn viên tường gạch, dày 0.5m; cao 1.8m trên có hàng rào song sắt bao bọc.

 Với tổng diện tích lên tới gần 24.000m2, cung điện cổ là một tổ hợp nhiều công trình khác nhau. Hiện nay, cung còn 3 công trình vẫn còn tồn tại là: cổng chính, đình Trung Lập và lầu Khải Tường. Dù không còn giữ được nét mới mẻ, song giá trị kiến trúc của An Định vẫn chưa bao giờ khiến du khách hết trầm trồ.

Bên trong cung điện còn nguyên vẹn bức tượng của vua Khải Định được đúc bằng đồng. Bức tượng đồng này đã được đặt ở đây từ năm 1920. Tỷ lệ đúc là 1:1 , đến từng họa tiết trên tượng đều được điêu khắc tỉ mỉ và tinh tế. Hoa văn truyền thống kết hợp với hoa văn trang trí của phương Tây đem đến những không gian ấn tượng.

Cổng chính cung An Định

Cổng chính của cung An Định được làm theo lối tam quan bao gồm 2 tầng. Điểm đặc biệt trong trang trí cổng thành là được đắp nổi sành sứ rất công phu. Phần đỉnh mái cổng chính mang biểu tượng của một viên trân châu lớn.

Đình Trung Lập

Đình Trung Lập mang hình dáng bát giác có lớp mái bên dưới bao trọn 8 cạnh. Mái đình Trung Lập đắp nổi 12 con rồng như bay về 4 phương 8 hướng. Tại đây, hầu hết các góc đình đều được đặt tượng bát tiên với nghệ thuật tạo hình ấn tượng.

Lầu Khải Tường

Lầu Khải Tường là công trình đồ sộ và quan trọng nhất của cung An Định còn tồn tại đến ngày nay. Hai chữ “Khải Tường” được chính vua Khải Định đặt với ý nghĩa là nơi khởi phát điềm lành.

Lầu Khải Tường có 3 tầng, diện tích nền chữ nhật là 745m2, bao gồm 22 phòng lớn nhỏ. Trong đó, tầng 1 có 7 phòng trang trí rất lộng lẫy, nổi bật nhất là đại sảnh; tầng 2 là nơi sinh hoạt, nghỉ ngơi gồm có 8 phòng và tầng 3 có 7 phòng mục đích chính là để thờ tự.

Với lầu Khải Tường, điểm nổi bật nhất đó chính là nghệ thuật trang trí, đặc biệt là các bức tranh tường lớn ở đại sảnh. Tại đây, 6 bức tranh tường lớn thể hiện lăng tẩm các vị vua nhà Nguyễn: Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Đồng Khánh và Khải Định được đánh giá là những kiệt tác nghệ thuật tranh tường Việt Nam đầu thế kỉ 20.

Trước kia, những bức tranh này từng bị xuống cấp khá nghiêm trọng nhưng may mắn thay, các chuyên gia Đức đã giúp đỡ, phối hợp với nước ta phục hồi nguyên bản các tác phẩm độc đáo này.

Hiện nay, cung An Định thuộc sự quản lí của Trung tâm bảo tồn di tích Cố đô Huế.

 Không chỉ sở hữu lối kiến trúc độc đáo, cung An Định còn được coi là nơi ẩn chứa nhiều câu chuyện ly kỳ. Cuộc đời của hoàng hậu Nam Phương cùng những giai thoại lịch sử được lưu lại nơi đây. Nhiều người mong muốn tìm đến để tận mắt chứng kiến nét đẹp của cung điện cổ từ trong từng thước phim ra đến đời thật.

Đến nay, cung An Định vẫn luôn là một điểm đến lịch sử, địa điểm diễn ra các hoạt động nghệ thuật, triển lãm… thu hút đông đảo du khách đến tham quan tại xứ Huế, góp phần không nhỏ vào thành công của các kỳ lễ hội Festival Huế…

Giá vé vào cổng

      20.000đ/người lớn, trẻ em miễn phí

Thời gian mở cửa

      Mùa hè: từ 6h30 đến 17h30.

      Mùa đông: từ 7h00 đến 17h00

Bài viết liên quan mới đăng
Bài viết liên quan cũ hơn

KHUYẾN MÃI DU LỊCH

Tour Cầu Vàng Đà Nẵng

GIÁ 830.000VNĐ  1.080.000VNĐ

Tour Hạ Long 1 ngày

GIÁ 700.000 VNĐ 850.000VNĐ

Tour Cù Lao Chàm 1 ngày

GIÁ 480.000VNĐ 660.000VNĐ

Tour Phú Quốc 1 ngày

GIÁ 260.000 VNĐ 330.000VNĐ

Bài viết mới nhất!

Camnangdidulich trên Facebook