NHÀ THỜ CHÍNH TÒA PHỦ CAM - ĐIỂM SỐNG ẢO ĐẸP NHƯ TRỜI ÂU

NHÀ THỜ CHÍNH TÒA PHỦ CAM - ĐIỂM SỐNG ẢO ĐẸP NHƯ TRỜI ÂU

20/02/2021 10:50:23      1661 lượt xem

Nhà thờ Chính tòa Phủ Cam là một trong những nhà thờ to lớn, nổi tiếng và lâu đời tại Huế. Tên chính thức là "Nhà thờ Chính tòa Trái Tim Cực Sạch Đức mẹ"Được "sinh ra" trên mảnh đất được xem là Trung tâm văn hóa Phật Giáo - cổ kính, thăng trầm. Dường như nhà thờ Chính tòa Phủ Cam (thường gọi tắt là nhà thờ Phủ Cam/ Phú Cam) đã mang trong mình chút lạc lõng và nổi bật với vị trí ngay giữa lòng thành phố Huế. Cũng chính sự khác biệt đó là nguồn cơn cho những trắc trở trong hành

Nhà thờ Chính tòa Phủ Cam là một trong những nhà thờ to lớn, nổi tiếng và lâu đời tại Huế. Tên chính thức là "Nhà thờ Chính tòa Trái Tim Cực Sạch Đức mẹ"Được "sinh ra" trên mảnh đất được xem là Trung tâm văn hóa Phật Giáo - cổ kính, thăng trầm. Dường như nhà thờ Chính tòa Phủ Cam (thường gọi tắt là nhà thờ Phủ Cam/ Phú Cam) đã mang trong mình chút lạc lõng và nổi bật với vị trí ngay giữa lòng thành phố Huế. Cũng chính sự khác biệt đó là nguồn cơn cho những trắc trở trong hành trình gìn giữ và kiếm tìm diện mạo của nhà thờ này.  

NHÀ THỜ CHÍNH TÒA PHỦ CAM HUẾ NẰM Ở ĐÂU?

·        Nhà thờ Chính tòa Phủ Cam là nhà thờ Chính tòa thuộc Tổng Giáo phận Huế, tọa lạc trên đồi Phước Quả, hiện nay thuộc phường Phước Vĩnh, thành phố HuếNằm ở bờ Nam sông Hương, nhà thờ Phủ Cam sở hữu một vị trí đẹp, được bao quanh bởi một không gian rộng lớn, xung quanh có nhiều công trình khác của Giáo hội làm nên một tổng thể bề thế và đẹp mắt.

Nhà Thờ Chánh Tòa Phủ Cam

·        Đây là một thánh đường xây theo lối kiến trúc hiện đại, do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế. Đầu năm 1963, nhà thờ bắt đầu được khởi công xây dựng. Tới năm 1967, mới lên được phần cung thánh. Tiếp đến năm 1995, phần thân nhà thờ về cơ bản được hoàn thành.

DI CHUYỂN ĐẾN NHÀ THỜ CHÍNH TÒA PHỦ CAM NHƯ THẾ NÀO?

Du khách khi đến du lịch Huế có thể ghé thăm nhà thờ Chính tòa Phủ Cam với lộ trình như sau:

·        Từ trung tâm thành phố Huế, bạn đi đến đường Đống Đa, rồi rẽ trái vào đường Hai Bà Trưng. Từ đây bạn tiếp tục rẽ vào đường Phan Đình Phùng, sau đó rẽ trái vào đường Nguyễn Trường Tộ. Sau cùng, bạn sẽ gặp ngã ba Hàm Nghi - Đoàn Hữu Trưng, lúc này chỉ cần bạn rẽ phải là đến nơi.

NÊN ĐI NHÀ THỜ CHÍNH TÒA PHỦ CAM VÀO THỜI ĐIỂM NÀO?

·        Theo kinh nghiệm du lịch của Danatravel, thời tiết ở Huế dễ chịu nhất là vào khoảng tháng 1 đến tháng 4 hằng năm, nên đây là khoảng thời gian thích hợp để bạn có thể đi tham quan các địa điểm du lịch tại Huế.

GIAN NAN HÀNH TRÌNH KIẾN TẠO

·        Được xây dựng vào cuối thế kỷ XVII, nhà thờ Phủ Cam được xem là giáo đường lớn và lâu đời nhất của cố đô. Lần đầu tiên, vào năm 1682, Linh mục Langlois (1640-1770) cho xây dựng nhà nguyện Phủ Cam bằng tranh tre tại xóm Đá, ở sát bờ sông An Cựu. Nhưng sau đó chỉ 2 năm, vì có được hoàn cảnh và điều kiện thuận lợi, cho nên chính vị Linh mục này đã cho triệt giải nhà nguyện đơn sơ ấy và mua đất trên đồi Phước Quả để xây dựng một nhà thờ bằng đá kiên cố và to lớn hơn. Bấy giờ, nhà thờ quay mặt về hướng Tây (tức là phía ga Huế ngày nay). Dù đó là một công trình kiến trúc được mô tả là rất chắc chắn và "chưa từng có ở xứ này, được nhà vua (tức là chúa Nguyễn Phúc Tần) và quan lại thán phục", nhưng đến thời chúa Nguyễn Phúc Chu (1691-1725) năm 1698, ngôi nhà thờ ấy đã bị triệt giải hoàn toàn.

NHÀ THỜ CHÍNH TÒA PHỦ CAM

·        Số phận của ngôi thánh đường chưa dừng lại ở đó. Khi đạo Thiên Chúa bắt đầu được nhìn nhận lại vào đúng hai thế kỷ sau. Năm 1898, Giám mục Allys (1852-1936) cho xây dựng mới nhà thờ Phủ Cam bằng gạch lợp ngói khá đồ sộ tại vị trí cũ. Nhưng lần này thì nhà thờ xoay mặt về phía Bắc (phía Kỳ đài của Kinh thành) và do chính Giám mục Allys vẽ thiết kế rồi giám sát thi công. Công việc xây dựng được hoàn thành vào năm 1902. Nhà thờ mang nét kiến trúc Gothique. Hai bên mặt tiền có hai tháp chuông thân hình trụ vuông, đỉnh tròn, cao vừa phải. Ở tầng hai của hai tháp, có một hành lang nối liền chúng với nhau. "Nét chủ đạo kiến trúc lần này là những vòm duyên dáng đổ xuống trên những trụ có nét hoa văn cây lá, những hình thiên thần. Đặc biệt nhà thờ có một vườn hoa được chắn đất đào xuống sâu và phẳng với hai la hành chạy lượn lên cao dần, mềm mại duyên dáng với 16 bậc cấp bằng gạch ở phía trước tiền đường" (Trích "Lược sử các giáo xứ" do Tổng Giáo phận Huế biên soạn, Huế, 2001, tập 1, tr.50).

·        Và sự đổi mới cả về quy mô lẫn diện tích một lần nữa được thiết kế cho nhà thờ này để đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của số lượng giáo dân ngày càng tăng cao. Lần thứ 10 được xây dựng lại là vào đầu năm 1963, dưới thời Ngô Đình Diệm, Tổng Giáo mục Ngô Đình Thục (1897-1984) cho triệt giải nhà thờ cũ để làm mới một ngôi nhà thờ rộng lớn hơn. Nhà thờ lần này do Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế. 

·        Đầu năm 1963, nhà thờ bắt đầu được khởi công xây dựng. Trong khi việc xây dựng đang tiến hành thì ngày 1/11/1963, tổng thống Ngô Đình Diệm bị ám sát và Tổng Giám mục Ngô Đình Thục lúc đó đang đi họp Cộng đồng Vatican II ở Roma, vì hoàn cảnh chính trị không trở về Việt Nam nên việc xây dựng cũng bị chững lại.

nhà thờ chính tòa Phủ Cam

·        Tiến độ công việc xây dựng thánh đường, do sự tác động của lịch sử, đã kéo dài tới năm 1967 mới xây lên đến phần cung thánh. Trong sự kiện Tết Mậu Thân (1968), bom đạn chiến tranh vô tình phá hỏng thêm phần lớn công trình, cho đến năm 1975 vẫn chưa được hoàn tất. Sau thống nhất đất nước và mãi đến năm 1995, phần thân nhà thờ về cơ bản mới được hoàn thành. 

·        Năm 1999, để chuẩn bị cho hai ngày 28 và 29/06/2000, là ngày Tổng Giáo phận Huế cung hiến nhà thờ Chính tòa Phủ Cam nhân dịp kỷ niệm 150 năm ngày thành lập Giáo phận Huế (kể từ khi tách rời khỏi Giáo phận Đàng Trong), Tổng Giám mục Stêphanô Nguyễn Như Thể hạ quyết tâm cho xây cất lại thánh đường một cách hoàn chỉnh, đến ngày 29/06/2000 thì hoàn tất.

·        Như thế, trải qua ba đời Giám mục, từ Tổng Giám mục Ngô Đình Thục đến Tổng Giám mục Nguyễn Kim Điền và Tổng Giám mục Nguyễn Như Thể - sau gần 40 năm xây dựng, nhà thờ Chính tòa Phủ Cam mới hoàn thành mới diện mạo như hiện nay.

ĐẶC SẮC KIẾN TRÚC

·        Nói về kiến trúc của nhà thờ Phủ Cam, không thể không nhắc đến Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, người đã tạo nên "cốt cách" đường bệ và tinh tế cho ngôi thánh đường này. Là một người con đất Huế, được biết đến với khả năng tinh thông Hán học, phong thủy lại hết sức am tường về ngôn ngữ và kiến trúc phương Tây, ông từng đoạt giải Khôi nguyên La Mã năm 1955 và là người châu Á đầu tiên được vinh danh là Viện sĩ danh dự của Viện Kiến trúc Hoa Kỳ. Ngoài ra, ông còn sáng tác thơ văn, vẽ tranh và có tầm hiểu biết rộng đối với các loại nhạc cụ dân tộc. Chính điều này đã tạo nên sự đặc sắc, đa ngôn trong những công trình kiến trúc của ông và cần rất nhiều thời gian mới có thể bóc tách, thấm thuần được. Có thể nói, Ngô Viết Thụ là một sự tổng hòa các nét văn hóa và được thể nghiệm vào trong những công trình kiến trúc sáng tạo của ông. 

·        Những năm 60 được xem là đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tạo, thiết kế nên những công trình đồ sộ trong cuộc đời của Kiến trúc sư tài hoa này, mà theo như lời Kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn: "Ba tôi vẽ nhiều bằng tất cả những năm khác cộng lại" (Trò chuyện với  KTS. Ngô Viết Nam Sơn về người cha, Báo Giác Ngộ, 21/08/2013). Cùng với các công trình như trường ĐHSP Huế, khách sạn Hương Giang I, Dinh Độc Lập Sài Gòn, Viện Hạt nhân ở Đà Lạt... thì nhà thờ Phủ Cam là một công trình được sáng tạo vào giai đoạn thăng hoa đó. Nhà thờ Phủ Cam là một công trình giàu tính biểu đạt, mặt đứng như một cuốn kinh thánh mở rộng, mặt bằng xây dựng mang dạng một Thánh giá: đầu Thánh giá hướng về phía Nam, chân Thánh giá hướng về phía Bắc và ở gần đầu hơn, hai bên vươn ra hai cánh Thánh giá. Nhìn tổng thể các đường nét, nhờ thơ như hình tượng một cong rồng vươn thẳng lên trời, vừa mạnh mẽ nhưng vừa thanh thoát nhẹ nhàng, mang đầy tính nghệ thuật và tôn giáo.

  • Nhà thờ được kết cấu theo kỹ thuật hiện đại, nhưng trang trí thì phần lớn vẫn theo nghệ thuật cổ điển Tây phương Các trụ đỡ mái được đúc sát vào hai chân tường trong của nhà thờ, uốn dần ra phía trước khi vươn cao lên, rồi nối lại với nhau từng cặp bằng một đường cong trên đỉnh, mềm mại như những bàn tay đang chắp lại để cầu nguyện. Đặc biệt là ở phần Cung thánh, từ mỗi một trong 4 góc, đều có 3 trụ đỡ vươn dần ra, như những bàn tay muốn nắm lấy nhau, tạo thành một không gian đủ rộng để ôm kín bàn thờ. Cung thánh là một hình tròn có các cấp đi lên, trên cung là một hình tròn nhưng nhỏ hơn với bàn thờ. Bàn thờ bằng đá cẩm thạch nguyên khối lấy từ Non Nước - Đà Nẵng, đặt trên một viên đàn (hình tròn) có ba cấp tượng trưng cho tam tài: Thiên - Địa - Nhân, một yếu tố trong kiến trúc Phương Đông, là nơi đặt bục giảng của các linh mục… và các ghế ngồi cho những người hành lễ. Đặt trên bệ cao, ngay chính giữa là Cây Thánh Giá (một cây thông lấy từ đồi Thiên An - Huế), có tượng Chúa Cứu Thế chịu đóng đinh, bên trên là bức hoạ Đức Chúa Giê-su dang tay ra trong bữa tiệc ly với dòng chữ: “Chúc tụng Thiên Chúa đến muôn đời”. Mỗi năm, đến lễ Giáng sinh, hàng ngàn con chiên đến dự lễ cũng như khách tham quan đông nghẹt trước và trong nhà thờ.

nhà thờ chính tòa Phủ Cam

  • Lòng nhà thờ rộng thênh thang với những dãy ghế dài có thể chứa được khoảng 2.500 người đến dự lễ. Hai bên lòng nhà thờ trang trí hai dãy tranh vẽ đóng trong từng khung gỗ thể hiện về đời Chúa Giê-su, và bên trên là hai dãy cửa kính trong và màu xanh lá chuối non để cung cấp đủ ánh sáng cho nội thất, kể cả vào mùa mưa. Nhà Tạm được xây sát vào phần lõm phía sau của lòng nhà thờ và nằm trên một bệ cao đặt ở chính giữa, vừa trang nghiêm, vừa dễ thấy.
  • Không chỉ khuôn viên nhà thờ mang hình cây Thánh giá, nội thất Thánh đường cũng có hình dáng tương tự với hai cánh hai bên. Không gian bên cánh trái (từ trong nhìn ra) là nơi thiết lập bàn thờ để thờ thánh tử đạo Tống Viết Bường (bị giết năm 1833), người gốc Phủ Cam. Và không gian bên cánh phải (đối diện) là phần mộ của cố Giám mục Nguyễn Kim Điền (1921 - 1988), người có nhiều công nhất trong việc xây dựng nhà thờ này.

nhà thờ chính tòa Phủ Cam

  • Nhà thờ Phủ Cam có hai ngọn tháp chuông cao 43.5mn (với 12 tầng mỗi tháp), chiều dài và chiều rộng của nhà thờ là 80m x 24m, phía trước sân nhà thờ có hai pho tượng thánh Phê-rô và thánh Phao-lô bằng xi-măng trắng do nghệ nhân Đinh Văn Lương (TP. Hồ Chí Minh) đúc.Tượng được đúc làm ba đoạn, sau đó, được đổ xi-măng vào ráp lại. Tất cả đã tạo nên sự hoàn mỹ cho một công trình tôn nghiêm, ấn tượng nhưng cũng hết sức mềm mại, gần gũi như cánh tay của Chúa luôn đủ rộng cho tất thảy mọi con chiên ngoan đạo hướng về.
  • Ngày nay, nhà thờ Phủ Cam là điểm đến quen thuộc không chỉ cho những người theo đạo Thiên Chúa mà cho cả những du khách khi đến tham quan xứ Huế. Một vẻ đẹp riêng, vừa uy nghiêm, vừa thanh thoát đã góp phần tô điểm cho thành phố Huế thêm cổ kính, thêm hiện đại và thêm độc đáo.

nhà thờ chính tòa Phủ Cam

Hi vọng những chia sẻ vừa rồi về Nhà thờ Chính tòa Phủ Cam - Điểm sống ảo đẹp như trời Âu của Danatravel sẽ giúp ích cho bạn trong chuyến đi khám phá sắp tới nhé!

Bài viết liên quan mới đăng
Bài viết liên quan cũ hơn

KHUYẾN MÃI DU LỊCH

Tour Cầu Vàng Đà Nẵng

GIÁ 830.000VNĐ  1.080.000VNĐ

Tour Hạ Long 1 ngày

GIÁ 700.000 VNĐ 850.000VNĐ

Tour Cù Lao Chàm 1 ngày

GIÁ 480.000VNĐ 660.000VNĐ

Tour Phú Quốc 1 ngày

GIÁ 260.000 VNĐ 330.000VNĐ

Bài viết mới nhất!

Camnangdidulich trên Facebook