1 Chùa Bái Đính
Chùa ở xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình, nằm trong quần thể Danh thắng Tràng An – Ninh Bình, cách thành phố Ninh Bình khoảng chừng 15km. Tọa lạc trên sườn núi, nằm ẩn mình giữa núi non hùng vĩ, giữa mênh mông sông nước. Ở Chùa còn lưu giữ những đường nét kiến trúc nghìn năm của dân tộc, những tinh hoa từ bao thuở được những nghệ nhân tài ba thể hiện một cách trọn vẹn nhất trong từng mái ngói, từng viên gạch và từng chi tiết chạm trổ đầy tinh tế để người con mang dòng máu Lạc Hồng lại dấy lên một niềm tự hào rất thiêng liêng.
Với các điểm tham quan như: Gác chuông, hành lang La Hán, Điện Quan Thế Âm, tháp Xá Lợi, Tượng Phật Di Lặc.
Hàng năm, tại chùa có lễ hội chùa Bái Đính, diễn ra từ chiều ngày mùng 1 tết, mùng 6 tết khai mạc và sẽ kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch (khoảng tháng 4,5 dương lịch)
Lễ hội chùa gồm 2 phần: nghi thức thắp hương tưởng nhớ công đức (phần lễ) và phần hội gồm các trò chơi dân gian, vãn cảnh chùa, thưởng thức nghệ thuật hát Chèo, Xẩm đất Cố đô…
2 Chùa Đồng Yên Tử
Nằm ở xã Thượng Yên Công, phía Tây thị xã Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh
Chùa Đồng là ngôi chùa cao nhất Yên Tử, toàn bộ các bộ phận ngôi chùa này đều được đúc bằng đồng thau. Đi lên Trúc Lâm Yên Tử chinh phục được chùa Đồng bằng cách đi bộ là cả một kỳ tích.
Chùa Đồng không chỉ mang ý nghĩa về kiến trúc mà xét trên phương diện tín ngưỡng lâu đời, nó có ý nghĩa tâm linh đặc biệt. Chùa Đồng Yên Tử hoàn toàn khác biệt bất cứ công trình đúc kim loại nào trên thế giới, kể cả kiến trúc và điêu khắc mỹ thuật. Đó là vẻ đẹp vừa khỏe khoắn, vừa mềm mại, bay bổng
Địa thế chùa được dựng mang hình dáng một đóa sen khổng lồ, trong đó mỗi phiến đá là một cánh sen nở, chùa Đồng tọa lạc giữa đài sen. Địa thế nghiêng sang hai bên, phía đông triền đá dốc nghiêng, phía tây dốc đứng thành vực thẳm, lối đi chỉ vừa một bàn chân chênh vênh. Chùa quay về hướng Tây Nam, có bình đồ kiến trúc hình chữ “nhất”, một gian hai chái, cũng mang dáng như một bông sen nở.
Hai bên chùa có giá treo chuông, khánh. Sau chùa là nhà tăng cho sư an trú lo Phật sự của chùa.. Theo dân gian, chùa Đồng – Yên Tử là nơi con người có thể cầu viện được “sinh lực của vũ trụ” cho mọi mặt của cuộc đời, Nơi đây rất linh thiêng, mọi người thường đến để cầu tài lộc, sức khỏe, sự an lạc thịnh vượng.
Hàng năm, lễ hội ở chùa Đồng và Yên Tử nói chung diễn ra vào ngày mùng 10 tháng Giêng (Âm lịch) và 3 ngày đầu năm.
3 Chùa Một Cột
Chùa nằm ở phố Chùa Một Cột, Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội
Chùa Một Cột chùa được xây dựng vào năm 1049, đời vua Lý Thái Tông. là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất châu Á. Đây được xem như một trong những công trình cổ kính nhất Hà Nội và là biểu tượng cho thủ đô ngàn năm văn hiến. Có kiến trúc đơn giản nhưng mang đậm tính nhân văn và âm dương ngũ hành. Chùa được xây dựng bởi một khối nhà hình vuông bên ngoài tượng trung cho dương, còn một cột tròn bên trong để nâng đỡ tượng trưng cho âm. Trong dương có âm, âm nâng đỡ cho dương, âm dương hòa quyện vào nhau như trời đất tuần hoàn.
Chùa Một Cột được xây dựng trên một hồ nước, trong hồ được trồng rất nhiều sen thể hiện cho những gì thanh tao và thoát tục nhất. Chùa Một Cột vừa có vẻ đẹp uy nghi và trang nghiêm lại vừa tao nhã, nhẹ nhàng.. Bên trong đài Liên Hoa được bài trí lộng lẫy sang trọng, có một án thờ bên trên đặt tượng Phật bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay mạ vàng, bàn thờ được sơn son thiếp vàng trang trí nhiều họa tiết hình vân mây màu vàng. Trên trần phía trong cùng đặt tấm hoành phi nhỏ ghi 3 chữ vàng “Liên Hoa Đài” trên nên sơn đỏ.
Mùa hè chùa mở của đón khách vào tất cả các ngày trong tuần, đến mùa đông đóng cửa tất cả các ngày thứ Hai và thứ Sáu trong tuần.
4 Chùa Thiên Mụ
Nằm ở xã Hương Long, Hương Hòa, TP. Huế cách trung tâm thành phố Huế 5km về hướng Tây.
Chùa Thiên Mụ hay còn gọi là chùa Linh Mụ là ngôi cổ kính nhất. Chùa được được xây dựng vào năm 1601 bởi chúa Tiên Nguyễn Hoàng – vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng Trong.Tọa lạc trên con đồi Hà Khê, tả ngạn con sông Hương, Khi đến chùa Thiên Mụ – một trong các chùa ở Việt Nam bạn sẽ ngạc nhiên bởi vẻ đẹp nên thơ, trầm mặc hài hòa với cảnh sắc thiên nhiên mây núi. Chùa còn được đánh giá là chùa có kiến trúc cổ kính, đồ sộ nhất ở Huế.
Các công trình kiến trúc có trong chùa Thiên Mụ như: cửa Tam Quan, tháp Phước Duyên, nền đình Hương Nguyện, Đại Hồng Chung, bia, ký và rùa đá, lầu chuông, tượng kim cương Hộ Pháp, Nhà Tăng, Điện: Đại Hùng Bảo, Địa Tạng, Quan Âm.
Cảnh quan tại chùa rất đẹp và hữu tình. Ngoài tham quan chùa ra bạn có thể sử dụng dịch vụ “thuyền Rồng trên sông Hương” để ngắm quan cảnh cũng như ngôi chùa được tổng quan hơn.
Nếu có dịp du lịch đến Huế đừng bỏ lỡ việc cầu an, cầu duyên.
5 Chùa Linh Ứng trên bán đảo Sơn Trà
Tọa lạc tại một ngọn núi trên bán đảo Sơn Trà. Chùa nằm ở độ cao 693m so với mực nước biển, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 10km về phía Đông Bắc.
Đà Nẵng có 3 ngôi chùa mang tên Linh Ứng tọa lạc trên những vị thế đắc địa của thành phố Đà Nẵng.Trong cả ba ngôi, chùa Linh Ứng Bãi Bụt có vẻ được nhiều người biết đến hơn một chút so với hai ngôi chùa còn lại; có lẽ một phần vì đây là ngôi chùa lớn nhất, mới nhất và đẹp nhất trong 3 ngôi chùa.
Có tượng Quan Thế Âm được xem là to nhất của Đông Nam Á. Tượng Phật bà cao 67m, đang đứng trên một tòa sen đường kính 35m, bên trong bức tượng Phật Bà Quan Thế Âm có 17 tầng. Mỗi tầng đều đặt 21 tượng Phật với hình dáng, vẻ mặt khác nhau. tượng tựa lưng vào núi Sơn Trà, mắt nhìn ra nhân gian và biển cả, tay cầm bình cam lộ, tay kia bắt ấn như dõi theo phù hộ cho những con người thành phố biển hiền lành. Những ngư dân lênh đênh trên biển mỗi khi nhìn vào đất liền, thấy Phật Bà thì lòng cũng vững chãi hơn trên từng đợt sóng dâng cao.
Đứng trên Linh ứng Bãi Bụt, bạn còn có thể thấy được vịnh Đà Nẵng với nước xanh như ngọc có hướng nhìn ra biển Đông, một bên là đảo Cù lao Chàm, phía bên kia là ngọn Hải Vân, phía còn lại là dòng sông Hàn yên ả đang đổ về cửa biển.
Hàng năm, có rất nhiều du khách thập phương đến đây cầu nguyện, đặc biệt vào các dịp lễ hội tổ chức tại chùa.
6 Chùa Long Sơn
Toạ lạc trên đồi Trại Thuỷ, chùa Long Sơn còn có tên gọi là Chùa Phật trắng và trước đây còn có tên là Đăng Long Tự. Được xây dựng vào thế kỷ thứ 19, với nhiều lần trùng tu và được xây lại mới vào năm 1940.
Ngôi chùa nổi tiếng nghi ngút khói hương với hàng trăm người lễ Phật ra vào. Long Sơn yên tĩnh như chiếc nôi ru tâm hồn đến cảnh cửa an nhiên. Long Sơn lặng thinh lắng nghe nỗi lòng, sự giải bày và ước mơ của biết bao Phật tử thập phương.
Đến đây bạn sẽ được chiêm ngưỡng bức tượng Phật Tổ nhập Niết Bàn làm bằng đá hoa cương trên nền một bức phù điêu được chạm khắc tinh xảo, mô tả cảnh 49 đệ tử của Đức Phật hội tụ về trong ngày Phật nhập diệt ở bậc thứ 44.
Ở bậc thứ 193 là tượng Kim Thân Phật Tổ màu trắng uy nghi đang ngồi thuyết pháp giữa không gian trời xanh mây trắng khoáng đạt mênh mông, an nhiên tự tại như một biểu tượng của Nha Trang. Tượng được đặt trên một đài sen lớn và nổi bật giữa không gian chùa Long Sơn. Ở trên độ cao lý tưởng này, bạn dễ dàng nhìn ngắm toàn cảnh thành phố Nha Trang xinh đẹp, từ biển đảo cho đến cảnh thiên nhiên rừng núi bao la bạt ngàn, tất cả được thu gọn vào trong tầm mắt.
Ngoài pho tượng Phật trắng khổng lồ, Chùa Long Sơn còn mang nét kiến trúc độc đáo với những chi tiết chạm khắc tinh xảo, tinh tế trên mái chùa. Sự hài hoà giữa công trình kiến trúc đặc sắc và cảnh quan thiên nhiên xung quanh của những vườn cây xanh mướt toả bóng mát và những dãy núi cao vững chãi phía xa đã tạo cho du khách cảm giác vô cùng trong lành và mát mẻ.
Hiện tại chùa đang trùng tu Chánh điện. nhưng các bạn vẫn tham quan và cầu nguyện được.
Vào mùng 1 và 15 Âm lịch hàng tháng, nhiều du khách lại tìm đến chùa Long Sơn để chiêm bái, ngắm hay hay “đi tìm” sự bình yên và thanh tịnh trong tâm hồn.
7 Chùa Linh Phước Đà Lạt
Chùa tọa tại 120 Tự Phước, Phường 11, Tp. Đà Lạt. Chùa được xây dựng từ năm 1949, đến năm 1990 chùa được xây dựng lại với quy mô lớn hơn nhiều lần, là công trình kiến trúc khảm sành độc đáo.
Điều tạo nên sự khác biệt của chùa Linh Phước chính là các công trình trong khuôn viên của chùa đều được khảm các mảnh sành, sứ, mảnh chai bên ngoài. Chính sự khác biệt này nên chùa còn có tên gọi khác là “chùa ve chai”.Chùa có diện tích 6.666,84m2, chánh điện chùa dài 33m, rộng 12m có hai hàng cột rồng khảm sành, bên trên là nhiều bức phù điêu khảm sành giới thiệu về lịch sử Phật Thích Ca và những điển tích trong các kinh Pháp Hoa, kinh A di đà.
Bên cạnh đó chùa còn có tượng rồng dài 49m, rộng 1,3m. Để tạo nên đường nét uốn lượn cho thân rồng, người ta không trạm trổ trên bê tông mà dùng đến 12.000 vỏ chai bia để làm thân rồng. Chùa được phân thành 2 khu riêng biệt, một khu là chánh điện nơi khách có thể đến cầu an, một khu sinh hoạt dành cho các tăng ni.
Bạn có thể đến vào dịp rằm , lễ tết để cầm nguyện bình an.
8 Chùa Việt Nam Quốc Tự
Ngôi chùa Việt Nam Quốc Tự tọa lạc trên con đường 3 tháng 2,phường 2, quận 10, TP Hồ Chí Minh. Được xây dựng rất lâu từ năm 1964, trải qua nhiều thế kỷ ngôi chùa đã có rất nhiều sự thay đổi. Xung quanh không còn là vẻ hoang sơ nữa mà tập trung rất nhiều các công trình xây dựng và dịch vụ.
Chùa được xây dựng theo kiến trúc thiết kế chùa cổ miền Bắc với màu vàng làm chủ chủ đạo và mái ngói vảy màu đỏ nâu. Mái chùa xây dựng nhiều tầng, đầu mái công vuốt hình đầu đao, được điêu khắc đầu rồng rất tinh xảo.
với bảo tháp cao nhất lên đến 13 tầng, cao 63m. Nó được xem là biểu tượng sự thống nhất của 13 tổ chức trong Phật giáo. Đồng thời là nơi cất giữ và tôn thờ xá lợi trái tim của hòa thượng Thích Quảng Đức.
Với quả chuông cao 2.9m và nặng đến 3 tấn đây là quả chuông lớn nhất tại Việt Nam. Đến với Chùa Việt Nam Quốc Tự bạn không chỉ được hòa mình vào không gian tâm linh, mà còn chiêm ngưỡng những giá trị nghệ thuật.
Có rất nhiều du khách thập phương đến đây cầu nguyện, đặc biệt vào các dịp lễ hội tổ chức tại chùa.
9 Chùa Phật Lớn
Chùa có tên đầy đủ là Thiền viện chùa Phật Lớn, tọa lạc trên núi Cấm, thuộc xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, Việt Nam.
Chùa Phật Lớn được xây dựng năm 1912, trên một khoảng đất rộng bên triền, gần đỉnh núi (ở độ cao 526 m so với mặt nước biển). Sở dĩ có tên như thế là vì trong chùa có thờ một tượng Phật cao 1,8m. Vào thời điểm ấy, pho tượng này cao lớn hơn các tượng thờ khác ở trong vùng. Và gọi vậy, còn để phân biệt với chùa Phật Nhỏ ở hướng đông, cũng trên núi này.
Sau khi ông Bảy Do (Cao Văn Long), người đầu tiên xây dựng và tu ở chùa, bị thực dân Pháp bắt, chùa Phật Lớn trở nên hoang vắng. Mãi đến năm 1914, ông cựu hương quản làng An Khánh đến núi Cấm thấy cảnh chùa hoang phế quá, bèn đến chùa Linh Sơn (Sài Gòn) nhờ Cò Mi Chấn (Phó Hội trưởng Hội Nam Kỳ Nghiên cứu Phật học) đứng ra xin phép để được tái thiết chùa.
Tìm mọi cách mà nhà cầm quyền không chấp thuận, ông Chấn bảo ông Lầu làm liều cất đại một am lá để che mưa nắng cho tượng Phật. Có người mật báo với Chủ tỉnh Châu Đốc, ông Lầu bị tra vấn, còn Cò Mi Chấn thì nhận được công văn của tỉnh buộc phải tháo dỡ am. Nhưng Cò mi Chấn trả lời qua thư rằng: Theo tục lệ An Nam, không thể để Phật ngồi giữa trời dầm mưa, dãi nắng như thế…Chủ tỉnh lại gửi công văn lần nữa, lần này Cò mi Chấn đáp: Cái am lỡ cất rồi, tôi là người đạo Phật, sợ phạm tội nên không dám dỡ!… Nhờ sự đôi co ấy mà am không bị phá bỏ và tượng Phật được bảo quản tốt cho đến nay.
Hiện nay (tháng 7 năm 2008), chùa Phật Lớn đang được tôn tạo lại trên nền cũ, và mở rộng diện tích lên đến 13,6 ha, gồm khu chánh điện, nhà chuông, khu nhà nghỉ, hệ thống điện, nước… để phục vụ cho việc thờ cúng và cho khách đến hành hương hay vãng cảnh.