Dinh thự họ Vương ở đâu?
Dinh vua Mèo hay còn gọi là dinh thự họ Vương nằm trong thung lũng thuộc địa bàn xã Xà Phìn, huyện Đồng Văn, Hà Giang. Từ thị trấn Đồng Văn chỉ cần di chuyển khoảng 24km là khách du lịch Hà Giang có thể đến được dinh thự từng là nơi quyền uy nhất của vùng đất địa đầu Tổ Quốc này.
Người xây dựng ra dinh thự này là vua Mèo Vương Chính Đức. Sở dĩ ông được gọi là vua Mèo bởi vì ông được suy tôn làm thủ lĩnh tổ chức Hươu nai của người H’ Mông ở Đồng Văn để chống lại quân cờ Đen của Trung Quốc.
Năm 1890 ông cho mời thầy địa lý người Hán tên là Trương Chiếu tìm địa điểm xây dựng dinh thự. Và Sà Phìn chính là nơi mà thầy địa lý này chọn bởi nó có địa thể rất đẹp. Giữa thung lũng Sà Phìn nổi lên một quả đồi hình con rùa, xung quanh là núi cao bao bọc. Xây nhà trên lưng con rùa sẽ giàu sang phú quý suốt đời. Bốn phía của quả đất đó đều là núi chính là mảnh đất của bậc anh kiệt.
Để thiết kế và thi công xong được dinh thự này Vương Chính Đức đã phải mời người ở rất nhiều nơi. Cụ thể vua Mèo giao cho mưu sĩ người Kinh gốc Nam Định là cụ Hoàng và người phụ trách đội quân người H’ Mông là ông Cử Chúng Lù nghiên cứu, phác họa tòa nhà trên mảnh đất. Vương Chính Đức mời người Hán ở tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) là Tống Bách Giao thầu, thiết kế và thi công. Tống Bách Giao lấy người Hồi ở huyện Tuyên Uy, tỉnh Vân Nam, để thiết kế và thi công.
Ngoài ra, bạn còn được biết một điều hết sức ấn tượng về nơi đây. Đó chính là tổng kinh phí để xây dinh thự này hết 15.000 đồng bạc hoa xòe tức là khoảng 150 tỷ đồng hiện nay. Ngoài ra dinh thự này cũng mất đến 5 năm để khởi công xây dựng bởi và tất cả đều được xây dựng bằng sức người chứ không hề dùng phương tiện máy móc gì.
Kiến trúc dinh thự họ Vương có gì độc đáo?
Kỳ công xây dựng như vậy nên dinh vua Mèo có những đặc điểm kiến trúc riêng biệt khác hẳn với những ngôi nhà khác nơi đây. Toàn bộ dinh thự được chia làm 3 cung Tiền, Trung, Hậu bao gồm 64 phòng. Khu Tiền cung là nơi ở của lính bảo vệ, gia nhân. Trung cung và Hậu cung là nơi ở, làm việc của con cháu dòng họ Vương.
Du khách khi đi tour du lịch Hà Giang ghé thăm địa điểm này thường rủ nhau đến xem hai viên đá ở khu tiền cung. Bởi vì hai viên đá này sở dĩ có độ sáng bóng là do cụ Vương Chính Đức đã bỏ ra 900 đồng bạc trắng Đông Dương, tương đương với 1 tỷ đồng Việt Nam để mài vào đá. Đó là còn chưa kể số tiền ông thuê người đục đẽo, vận chuyển hai chân cộ đá từ Tứ Xuyên, Trung Quốc về đến Đồng Văn.
Tham quan nơi đây du khách cũng có thể ghé thăm khu vực xét xử của cụ Đức khi ông làm quan chi huyện. Đồng thời cũng ghé thăm khu Trung để ngắm nhìn những kỷ vật gắn với cuộc đời của ông Vương.
Đến dinh thự họ Vương nghe câu chuyện yêu nước
Thật là thiếu sót nếu đến đi Hà Giang đến tham quan dinh vua Mèo mà không nghe câu chuyện của gia tộc giàu lòng yêu nước. Như đã nói ở trên ông Vương Chính Đức sở dĩ được tôn vinh là vua Mèo bởi vì ông đã từng là thủ lĩnh của đội quân chống lại xâm lăng Trung Quốc. Dinh thự này trước kia thực chất là để chiêu mộ hiền sĩ vì thế khi xây xong trước cửa tiền dinh có hai câu đối “Gia tích thiện hiền nhân xuất nhập. Môn phong lưu quý khách vãng lai” (Nhà quý hiền, người vào ra. Cửa phong lưu, khách lui tới). Tuy nhiên sau này thực dân Pháp đã bắt ông sửa lại câu đối này.
Ngoài việc từng là thủ lĩnh đội quân yêu nước ông còn được người đời nể phục bởi tính cách. Xuất thân nghèo khó và tất cả của cải mà ông có được đều là do sự lao động và tính toán của ông mà ra, Khi đã trở nên giàu có và muốn làm một điều gì cho bản thân và gia đình ông không bao giờ bắt phu phen mà chỉ dừng lại ở huy động làm giúp và luôn có chế độ trả công thích hợp.
Khách du lịch Hà Giang đến dinh thự họ Vương sẽ còn được biết không chỉ đời vua Mèo mà con cháu của ông cũng là những người có tấm lòng yêu nước sâu sắc. Năm 1945, chủ tịch Hồ Chí Minh đã cử ông Hoàng Việt Hưng từ Cao Bằng sang Sà Phìn để giác ngộ ông Vương Chính Đức đi theo cách mạng. Do tuổi cao nên cụ Đức đã cử con trai là Vương Chí Sình về gặp.
Về đến Hà Nội, ông Vương Chính Sình đã kết nghĩa anh em với chủ tịch Hồ Chí Minh và được đặt tên là Vương Chí Thành. Tại buổi kết nghĩa này ông hứa sẽ bảo vệ mảnh đất Đồng Văn. Ông cũng chính là chủ tich huyện Đồng Văn sau này và tham gia đại biểu Quốc hội khóa 1.
Không chỉ quyết tâm bảo vệ vùng đất Đồng Văn ông Vương Chính Sình cũng đã góp tiền của cho cách mạng. Cụ thể là vào năm 1946, Hồ Chủ tịch ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến cũng là lúc ngân khố quốc gia cạn kiệt. Ông Vương Chính Sình đã ủng hộ chính phủ 2,2 triệu đồng bạc hoa xòe và 7 kg vàng.
Và cũng chính nhờ sự giúp sức của ông Vương Chính Sình mà vào năm 1950 bộ đội Việt nam đã bí mật hành quân qua Đồng Văn sang Cao Bằng để mở mặt trận biên giới Thu Đông.
Ngoài việc đến Hà Giang để ngắm Hoa tam giác mạch và núi rừng hùng vĩ hay Cao nguyên đá Đồng Văn, hãy một lần ghé thăm dinh thự họ Vương để ngắm nhìn nét kiến trúc đặc biệt và nghe câu chuyện về những con người yêu nước, kiên trung. Mảnh đất Hà Giang chứa đựng những điều đặc biệt mà chẳng có một vùng đất nào trên dải đất hình chữ S này có được.