Tu Viện Vĩnh Nghiêm - Cung đình Huế "thu nhỏ" giữa lòng Sài Gòn

Tu Viện Vĩnh Nghiêm - Cung đình Huế "thu nhỏ" giữa lòng Sài Gòn

20/01/2021 14:20:41      2308 lượt xem

Với những công trình kiến trúc đồ sộ, hoành tráng nhưng không kém phần tinh xảo, Tu Viện Vĩnh Nghiêm mang nét đẹp cổ kính của cung đình Huế xưa.

Chùa Vĩnh Nghiêm tọa lac tại số 339, đương Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phương 7, quận 3, TP. Hồ Chí Minh. Chùa có diện tích xây cất ước lượng hơn 7.000 m2, trước đây là khu sình lầy bên cạnh rạch sông Thị Nghè cũ, nên phải đổ 40.000m3 đất mới được như hiện nay.

Chùa được khởi công xây dựng vào năm 1964, do kiến trúc sư Nguễn Bá Lăng vẽ kiểu, kỹ sư Bùi Văn Tố thiết kế và do ban kiến thiết miền Vĩnh Nghiêm điều hành thực hiện. Ðược sự đóng góp công đức của chư tôn Hòa Thượng, chư Thượng tọa, Ðại Ðức Tăng, Ni và quý Phật tử nhất là các vị nguyên quán Bắc Việt sống tại miền Nam, năm 1971, 3 công trình cơ bản đã được hoàn thành:

1/ Phật điện; 2/ Bảo tháp; 3/ cơ sở văn hóa xã hội.

Hiện nay Hòa Thượng trụ trì tổ đình Vĩnh Nghiêm đang xin phép để xây cất tiếp 2 công trình còn lại:

- Phương trượng đường (Gồm Tổ đường và Tăng đường).

- Khách đường (gồm Thanh trai đường và các nhà phụ thuộc).

Tổ đình Vĩnh Nghiêm hiện nay không những là nơi chiêm bái cho thiện nam tín nữ Phật tử mà còn là thắng cảnh tham quan của khách du lịch trong cũng như ngoài nước. Ðặc biệt, tổ đình Vĩnh Nghiêm còn là cơ sở của Trường Cơ bản Phật học, Thư viện Phật học Thành Phố Hồ Chí Minh, trú xú của 20 vị Tăng, Ni sinh miền Bắc đang theo học tại Trường Cao cấp Phật học Việt Nam cơ sở 2. Hằng tuần, nơi đây đều có những buổi giảng kinh cũng như thọ Bát quan trai giới để hướng dẫn Phật tử trên con đường tu tập Thánh đạo.

Chùa lấy tên một tổ đình lớn ở miền Bắc - chùa Vĩnh Nghiêm ở xã Ðức La, tổng Trí Yên, phủ Tạng Giang, tỉnh Bắc Giang (nay là Hà Bắc) - từng là trung tâm truyền bá Phật giáo của Thiền phái Trúc Lâm một Thiền phái mang đậm nét dân tộc Việt Nam, đã tổng hợp những dòng thiền trước đó, đã tổ chức Giáo hội đầu tiên trong lịch sử PGVN, là mô hình Giáo hội đầu tiên cho các tổ chức Giáo hội sau này.

Chùa Vĩnh Nghiêm Ðức La được kiến lập từ đời vua Lý Thái Tổ (1010- 1028), kiến trúc thuần túy Á Ðông, và đã được trùng tu nhiều lần. Cảnh trí tôn nghiêm, tráng lệ hiện nay là nhờ lần trùng tu cuối cùng, vào năm Thành Thái nguyên niên (1889), do Hòa Thượng Thích Thanh Hanh đảm trách.

Hằng năm, vào ngày mùng 8-12 Âm Lịch, ngày đức Phật thành đạo, chùa Vĩnh Nghiêm đều tổ chức trọng thể lễ húy nhật Hòa Thượng Thích Thanh Hanh (1838-1936), cố Thiền gia pháp chủ Phật giáo Bắc Việt, được tôn xưng là tổ Vĩnh Nghiêm, vị có công rất lớn trong công cuộc chấn hưng Phật giáo vào những năm đầu thế kỷ 20.

Đối với người Á Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng, những nét đẹp kiến trúc cổ kính, mang phong cách cung đình xưa luôn khiến bao người phải mê mẩn, say đắm. Bởi nó không chỉ mang trong mình nét đẹp huy hoàng, chứa đựng dấu ấn lịch sử của dân tộc mà còn thể hiện được sự tỉ mỉ, tinh tế của người sáng tạo ra nó. 

Cũng bởi lẽ đó mà vừa khánh thành, Tu Viện Vĩnh Nghiêm đã nhanh chóng trở thành được mọi người quan tâm và chú ý.

Khuôn viên Tu Viện Vĩnh Nghiêm hoành tráng, đồ sộ

Cổng chính của Tu Viện.

Tu Viện Vĩnh Nghiêm nhìn từ bên ngoài vào.

Tượng phật Quan Thế Âm trong Tu Viện.

 

Kiến trúc tinh xảo thể hiện qua phần mái của từng điện.

Tường được làm bằng gỗ góp phần tăng thêm phần cổ kính cho Tu Viện. Tháp chùa được xây cao theo kiến trúc thời Lý, Trần.

Khuôn viên của chùa cũng rộng rãi, thoáng mát và thanh tịnh, xen lẫn giữa cỏ cây, hoa lá. Dưới mái hiên của các điện được trang trí bằng đèn lồng màu vàng, tô điểm cho vẻ đẹp của Tu Viện.

Tháp chùa được xây cao theo lối kiến trúc thời Lý, Trần.

Khuôn viên xanh ngát bên trong Tu Viện.

Trước vẻ đẹp hoành tráng, rực rỡ của nơi đây, ai cũng cảm thấy ngỡ ngàng, say mê bởi hiếm có nói nào ở Sài Gòn sở hữu kiến trúc đồ sộ, tinh xảo đến vậy. 

Bên trong điện của Tu Viện được thiết kế bằng gỗ dát vàng.

Có cả những người từng ghé thăm và chia sẻ trải nghiệm thực của bản thân về Tu Viện này. Ai cũng phải công nhận, nơi đây không chỉ đẹp mà còn vô cùng yên tĩnh, khiến cho mọi người cảm thấy bình yên, an nhiên và muốn ghé tới thường xuyên.

 

 
Bài viết liên quan mới đăng
Bài viết liên quan cũ hơn

KHUYẾN MÃI DU LỊCH

Tour Cầu Vàng Đà Nẵng

GIÁ 830.000VNĐ  1.080.000VNĐ

Tour Hạ Long 1 ngày

GIÁ 700.000 VNĐ 850.000VNĐ

Tour Cù Lao Chàm 1 ngày

GIÁ 480.000VNĐ 660.000VNĐ

Tour Phú Quốc 1 ngày

GIÁ 260.000 VNĐ 330.000VNĐ

Bài viết mới nhất!

Camnangdidulich trên Facebook