Tìm Hiểu Về Lễ Hội Chùa Hương

Tìm Hiểu Về Lễ Hội Chùa Hương

19/01/2018 12:54:08      6304 lượt xem

Trẩy hội chùa Hương là hành động giải tỏa hòa hợp giữa thực và mơ, tiên và tục - thực là nền tảng, là ước vọng - trên cái không khí mùa xuân tươi vui mà con người Việt Nam chất phác, nhân ái thuở xưa cảm nhận hành động và trao truyền.

Nguồn gốc Lễ Hội Chùa Hương

Chùa Hương là một trong những danh thắng  nổi tiếng nằm trong khu di tích danh thắng Hương Sơn.

 

Lễ Hội Chùa Hương diễn ra tại xã Hương Sơn, thuộc huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Mồng 6 tháng giêng hằng năm ngày là khai hội. Lễ hội thường kéo dài đến hạ tuần tháng 3 âm lịch. Vào dịp lễ hàng  triệu phật tử cùng du khách khắp 4 phương lại nô nức trẩy hội chùa Hương. Hành trình về một miền đất Phật - nơi Bồ Tát Quan Thế Âm ứng hiện tu hành, để dâng lên Người một lời nguyện cầu, một nén tâm hương, hoặc thả hồn hòa quyện với thiên nhiên ở một vùng rừng núi còn in dấu Phật.

 

Dòng thuyền tấp nập trên suối Yến

Lễ hội chùa Hưng trong phần lễ thực hiện rất đơn giản. Trước ngày mở hội một ngày, tất cả các đền, chùa, đình, miếu đều khói hương nghi ngút, không khí lễ hội bao trùm cả xã Hương Sơn.

Lễ hội chùa Hương là nơi hội tụ các sinh hoạt văn hóa dân tộc độc đáo như bơi thuyền, leo núi và các chiếu hát chèo, hát văn …

 

Lễ Phật tại Chùa Hương

Vào những ngày tổ chức lễ hội, chùa Hương tấp nập vào ra hàng trăm thuyền. Nét độc đáo của hội chùa Hương là thú vui ngồi thuyền vãng cảnh lạc vào non tiên cõi Phật. Chính vì vậy, nói đến chùa Hương là nghĩ đến con đò - một dạng của văn hóa thuyền của cư dân Việt ngay từ thuở xa xưa. Và đến nay, ngày hội bơi thuyền ở chùa Hương luôn tạo cảm hứng mãnh liệt cho người đi hội.

Ý nghĩa của Lễ Hội Chùa Hương

Về phần lễ có nghiêng về “thiền”. Nhưng ở chùa ngoài lại thờ các vị sơn thần thượng đẳng với đủ màu sắc của đạo giáo. Đền Cửa Vòng là “chân long linh từ” thờ bà chúa Thượng Ngổn, là người cai quản cả vùng rừng núi xung quanh với cái tên là “tì nữ tuý Hồng” của sơn thần tối cao. Chùa Bắc Đài, chùa Tuyết Sơn, chùa Cả và đình Quân thờ ngũ hổ và tín ngưỡng cá thần.

 

Các hoạt động tại Lễ Hội Chùa Hương

Như vậy, phần lễ là toàn thể hệ thống tín ngưỡng gần như là cả một tổng thể tôn giáo ở Việt Nam; có sự sùng bái tự nhiên, có Đạo, có Phật và có cả Nho. Những tính chất tôn giáo có phần bị tình yêu thiên nhiên, tinh yêu nam nữ, tình cảm cộng đồng… tràn đầy chất thẩm mỹ vừa thanh cao, rất trần tục lấn đi. Trẩy hội chùa Hương vì cả tâm hồn và thể xác đều được đắm sâu vào trong mây ngàn cỏ nội. Ngày hội, làng tổ chức rước thần từ đền ra đình. Cờ trống đi trước dàn nhạc bát âm kế theo, trai thanh gái lịch phù kiệu, ông già bà cả thành tâm tiễn thần. Không khí ấy làm tâm linh mọi người sảng khoái. Trong lễ hội có rước lễ và rước văn. Người làng dinh kiệu tới nhà ông soạn văn tế, rước bản văn ra đền để chủ tế trịnh trọng đọc, điều khiển các bô lão của làng làm lễ tế rước các vị thần làng.

Trẩy hội chùa Hương là hành động giải tỏa hòa hợp giữa thực và mơ, tiên và tục - thực là nền tảng, là ước vọng - trên cái không khí mùa xuân tươi vui mà con người Việt Nam chất phác, nhân ái thuở xưa cảm nhận hành động và trao truyền.

Những lưu ý khi đi du lịch Chùa Hương

 

Cáp treo tại Chùa Hương

GIÁ VÉ CẦN LƯU Ý TẠI CHÙA HƯƠNG

+ Giá vé tham quan chung Chùa Hương + bảo hiểm: 50.000đ/ vé.

+ Giá thuyền đò tuyến Hương Tích : 35.000đ/ vé khứ hồi.

+ Giá thuyền chất lượng cao: 40.000 đồng/ vé khứ hồi.

+ Giá thuyền tuyến Tuyết Sơn và Long Vân:  25.000/khách.

+ Cáp treo khứ hồi: 160.000đ/vé người lớn; trẻ em (dưới 1.1m): 90.000đ / vé.

+ Cáp treo 1 chiều: 100.000đ/vé người lớn;  70.000đ / vé 1 chiều (17h dừng bán vé).

Tham khảo thêm: Bảng giá vé tham quan Miền Bắc

Đi Chùa Hương bằng cách nào? 

 

Bạn có thể chọn đi ô tô, xe máy hoặc có thể đi xe buýt. Có 2 con đường có thể đi từ Hà Nội.

Thứ nhất, theo hướng Nguyễn Trãi – Hà Đông, rẽ trái ở ngã ba Ba La đi Vân Đình. Sau đó đi tiếp khoảng 40km đến Tế Tiêu rẽ trái và hỏi đường đi chùa Hương.

Hai là theo hướng quốc lộ 1A Pháp Vân – Cầu Rẽ, rẽ phải ở nút giao Đồng Văn vào quốc lộ 38, chạy tiếp tầm 15km theo hướng chợ Dầu là đến chùa Hương. Tuy nhiên, tuyến đường này dành riêng cho ô tô, nếu bạn đi xe máy thì nên chọn cách thứ nhất hoặc đi theo quốc lộ 1A cũ hướng đi Thanh Trì.

Ngoài ra bạn cũng có thể chọn tour Chùa Hương 1 ngày từ ClickGo.vn với giá cực kỳ ưu đãi, mang đến sự yên tâm toàn diện với dịch vụ du lịch chuyên nghiệp hoàn hảo.

 

Xem thêm: Tour Yên Tử 1 ngày, Tour Chùa Hương 1 ngày

Bài viết liên quan mới đăng
Bài viết liên quan cũ hơn

KHUYẾN MÃI DU LỊCH

Tour Cầu Vàng Đà Nẵng

GIÁ 830.000VNĐ  1.080.000VNĐ

Tour Hạ Long 1 ngày

GIÁ 700.000 VNĐ 850.000VNĐ

Tour Cù Lao Chàm 1 ngày

GIÁ 480.000VNĐ 660.000VNĐ

Tour Phú Quốc 1 ngày

GIÁ 260.000 VNĐ 330.000VNĐ

Bài viết mới nhất!

Camnangdidulich trên Facebook