1. Cơm hến Huế
Du lịch Huế mà chưa ăn cơm hến thì chưa gọi là đến Huế. Cơm hến Huế tuy là món ăn dân dã có khắp mọi nơi dù ở thôn xóm hay đường quê, nghèo mà vẫn sang, đậm đà hương vị. Món ăn đặc sản Huế này được làm từ cơm trắng nấu chín và để nguội. Người ta cho phần thịt hến cùng các phụ gia, thêm tóp mỡ được chiên giòn. Cơm hến có thêm chút mắm ruốc Huế vừa bùi, chát, cay và hăng. Được ăn kèm với phụ gia là rau sống gồm có: rau sống, bắp chuối, giá đỗ và ít thân khoai môn trắng thái nhỏ. Lạc được rang vàng và phi dầu vàng cho có màu đẹp mắt.
Cơm hến ngon nhất là ở cồn Hến, hoặc quán chị Nhỏ, bán trong ngõ đường Phạm Hồng Thái, góc giao với Trương Định – nhưng chỉ bán buổi sáng, đến trưa là hết, hoặc không thì ăn ở số 2 Trương Định. Cơm hến Huế khá rẻ, một tô chỉ khoảng 10k.
2. Mè xửng Huế
Là niềm tự hào của người dân Huế, đây là món ngon Huế ai đi xa cũng phải nhớ. Mè xửng là thứ kẹo ngon lại còn dai dai, ăn mãi vẫn không thấy ngán. Mè (vừng) và xững (cách hoán đường) hợp thành tên kẹo. Cứ nhẹ tay bóc ra lớp nilon mỏng như tờ giấy là đã có trong tay miếng kẹo ngon lành, mùi mè rang thơm ơi là thơm, hòa lẫn trong kẹo là hương vị beo béo của đậu phộng ăn hoài cũng không ngán. Ở Huế có hàng chục cơ sở sản xuất mè xửng nổi tiếng như: Song Hỷ, Thiên Hương, Thông Hương, Thanh Bình, Song Nhân, Nam Thuận, Hồng Thuận… Tùy loại, thương hiệu và khối lượng mà giá mè xửng khoảng tầm 20-50k/1 gói. Mè xửng còn được ví như một thứ đặc sản Huế làm quà không thể thiếu cho chuyến du lịch.
3. Bánh bột lọc
Ở Huế loại bánh này được chia thành hai loại một loại được gói bằng lá dong hoặc lá chuối, một loại là bánh trần sẽ không có lá gói bên ngoài Nhưng dù là bánh gói lá hay không gói lá thì điểm hấp dẫn thực khách ở đây chính là phần bột lọc trong suốt thấy được cả phần thịt tôm bên trong nhìn rất bắt mắt. Phần nhân của loại bánh này thường được làm từ các nguyên liệu như thịt heo, tôm nguyên con, khi ăn sẽ đi kèm với nước mắm chua ngọt sẽ đúng vị hơn.
4. Nem & Tré Huế
Nem Huế khác với nem miền Bắc và nem miền Nam ở cách nêm gia vị. Không bao giờ ta gặp một lọn nem Huế lại có một hạt tiêu tròn ở giữa. Trong lọn nem có đủ mùi vị của thịt nạc lên men chua, da heo xắt nhỏ, thính, nước mắm kho, đường phèn, muối…
Tré là món ăn đại diện cho sự riêng biệt của ẩm thực Huế. Tré có hai loại: Tré bò màu nâu thơm mùi thính và có vị ngọt đậm. Tuy gọi là tré bò nhưng vẫn phải có thịt ba chỉ rán vàng, thái sợi, trộn riềng, tỏi, thính, bọc lá ổi, gói bằng lá chuối như nem chua. Còn tré heo màu đỏ nâu cũng thơm mùi thính, tỏi, vị ngọt hơi đậm, hơi chua, làm bằng thịt ba rọi rán vàng thái chỉ trộn riềng, tỏi, thính, bọc lá đinh lăng và cũng gói bằng lá chuối.
5. Mắm Tôm Chua
Măm tôm chua cái tên vừa quen vừa lạ, loại mắm tôm này có vị chua thanh thanh của tôm, vị ớt cay nồng, cùng với đó là rất nhiều gia vị khác đi kèm, tất cả kết hợp lại tạo thành một hương vị vô cùng độc đáo khiến ai một lần nếm thử sẽ không thể quên hương vị của nó. Không dùng để ăn bún đậu, thịt chó, như mắm tôm của miền bắc, mắm tôm chua của xứ Huế sẽ ngon hơn rất nhiều khi dùng với thịt heo luộc và cơm nóng.
6. Bún bò Huế
Bún bò Huế được xem là món ăn đặc sản ở Huế của vùng đất cố đô. Hương vị đặc biệt của tô bún chính là ở nước dùng. Vị cay nồng của ớt, hương thơm của sả, một ít mắm ruốc kết hợp cùng nhau làm dậy lên mùi vị vô cùng đặc trưng của Huế. Đến Huế, ngay cả những quán bún bò vỉa hè với giá 20 ngàn/ tô cũng dễ dàng khiến bạn được thỏa mãn với vị ngon của từng thìa nước dùng thơm lừng, đậm đà. Đặc sản Huế khó lòng nào có thể đầy đủ nếu thiếu món bún bò.
7. Trà Cung Đình Huế
Trà Cung Đình là một trong những loại trà được kết hợp bởi rất nhiều loại thỏa dược quý hiểm như: Tim sen, Khổ qua, Vối nụ, Atiso, hảo quyết minh, Hồi hoa, Hồng táo, Hoa hòe, Cúc hoa, Hoài sơn, Đại táo, Cỏ ngọt, Cam thảo Bắc, Hoa lài tất cả những loại thảo dược này đều được lựa chọn và sơ chế rất tỉ mỉ, công phu, đem lại hương vị thơm ngon, thanh mát. Xưa kia, loại trà này chỉ phục vụ vua chúa, nhưng nay được sản xuất rộng rãi hơn để bất cứ ai muốn trở lại những hương vị xưa cũ đều có thể tìm mua và thưởng thức nó một cách dễ dàng hơn.
8. Bánh khoái Huế
Đến Huế mà không thưởng thức bánh khoái thì sẽ thật là thiếu sót cho bạn. Người Huế gọi tên loại bánh này là “khoái” để miêu tả sự sung sướng khi thưởng thức đặc sản này. Món ngon này được làm từ bột gạo xay với trứng gà, bột nghệ. Nhân bánh được chế biến từ thập cẩm giá sống, giò, tôm và đôi khi là cá kình. Ăn kèm là rau sống gồm vả, chuối chát, khế thái lát và không thể thiếu nước lèo, một loại nước tương đặc biệt của xứ Huế, giúp làm nên hương vị món ăn. Đến Huế, bạn có thể ghé quán Lạc Thiện ở Tứ Thượng để thưởng thức bánh khoái được mệnh danh là ngon nhất kinh kỳ.