Cầu Ngói Thanh Toàn vẻ đẹp 250 tuổi giữa lòng Huế mộng mơ

Cầu Ngói Thanh Toàn vẻ đẹp 250 tuổi giữa lòng Huế mộng mơ

25/03/2021 08:41:59      1350 lượt xem

Người ta vẫn thường nói Huế như một cố nhân, bởi lẽ Huế luôn mang vẻ đẹp cổ xưa. Sông Hương, núi Ngự, nền văn hóa màu sắc cung đình, hay di tích lịch sử từ hàng nghìn năm. Phải kể đến cây cầu tựa như một chứng nhân lịch sử với 250 năm tuổi – cầu ngói Thanh Toàn.

Cây cầu ngói cổ nằm ở đâu?

Địa chỉ: Chợ cầu ngói Thanh Toàn, Lang Xá Bàu, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế

Cầu ngói Thanh Toàn

Chiếc cầu ngói có tuổi đời hơn 200 năm ở cố đô Huế là địa điểm du lịch nổi tiếng. Không chỉ mang vẻ đẹp độc đáo mà cầu ngói cổ Thanh Toàn còn là một trong số rất ít công trình xây dựng theo lối “thượng gia hạ kiều” còn sót lại tại Việt Nam. Đây chính là cầu ngói Thanh Toàn – cây cầu gỗ cổ xưa, di tích lịch sử giá trị nhất Việt Nam.

Cách di chuyển đến Cầu ngói Thanh Toàn?

Cầu ngói Thanh Toàn cách trung tâm thành phố Huế khoảng 8km, bạn sẽ mất khoảng 20 phút điều khiển xe để tới di tích lịch sử này.

Lấy Kinh thành Huế làm điểm mốc xuất phát. Từ đây, bạn di chuyển xe theo con đường Tố Hữu. Cuối đường rẽ tay phải vào đường Hoàng Quốc Việt nối dài. Tiếp tục đi xe đến điểm giao như Google Maps chỉ dẫn, rẽ trái là đến hướng chợ cầu Ngói.

Lịch sử của cây cầu cổ

Theo một số tài liệu cổ thì cây cầu ngói nổi tiếng ở Huế này được xây dựng vào năm 1776. Sử sách có ghi chép quá trình hình thành cầu như sau: Cầu ngói được xây dựng nhờ công lao to lớn của người phụ nữ mang tên Trần Thị Đạo. Tương truyền bà là cháu gái đời thứ 6 của một trong 12 vị đã có công khai phá và xây dựng nên làng Thanh Thủy của Huế.

Vì ngôi làng nhỏ nơi bà sinh sống có một dòng sông chảy qua, ngăn cách đôi bờ thôn làng. Người dân muốn qua sông phải đi thuyền rất mệt và mất thời gian. Người phụ nữ họ Trần đức độ và thương người muốn dân làng đỡ vất vả nên đã bỏ tiền của mình để xây dựng một cây cầu bắc qua sông. Đây cũng là nơi dừng chân và nghỉ ngơi, hóng mát, gặp gỡ chuyện trò hay ngắm cảnh thư giãn của bà con sau một quãng đường đi về mệt nhọc.

Kiến trúc độc đáo của Cầu ngói Thanh Toàn

Được xây dựng theo phong cách kiến trúc Việt Nam thời cổ đại. Người ta vẫn thường gọi lối thiết kế này là “thượng gia hạ kiều” (trên giống như nhà, nhưng bên dưới là cầu).Đây là phong cách kiến trúc mà bạn rất khó thể thấy hiện nay. Bạn chỉ có thể bắt gặp nét kiến trúc này lại cầu Phú Khê, cầu Khúc Thoại ở miền Bắc và chùa cầu Hội An

Tổng chiều dài của cầu là 18.75m, Nhìn từ xa cây cầu giống như một ngôi nhà cổ nhỏ xinh, có mái vòng cong trạm khắc tinh tế. Dưới cầu là 3 hàng trụ bằng gỗ đỡ lấy thân, cùng với các bộ phận khác nối liền nhau. cầu được chia làm 7 gian, hai bên có hai bục trải dài theo thân cầu và có lang can tựa lưng. Toàn bộ chất liệu tạo nên cây cầu này đều làm bằng gỗ, mặt cầu được cấu tạo như một sàn gỗ chắc chắn. Trên mái là biểu tượng của tứ linh: Long – Lân – Quy – Phụng oai hùng

Vẻ đẹp độc đáo khác của cầu ngói cổ

kiến trúc bên trong

Khi bước vào bên trong bạn sẽ thấy người khác hay ví von cây cầu này như một ngôi nhà là không sai.Bởi bên trong được chia thành 7 gian cũng chính như là 7 căn phòng của một ngôi nhà. Khi bước vào một ngôi nhà truyền thống, bạn cũng sẽ thấy bàn thờ tổ tiên thường được đặt ở chính giữa, ở cây cầu này cũng vậy. đây chính là nơi tỏ lòng, nhớ ơn với những người có công dựng xây cây cầu.

Kiến trúc độc đáo của cây cầu

Hai bên được chia làm 3 gian, trưng bày những bục cao tựa như bàn ghế trong nhà. Đúng với lối kiến trúc “thương gia hạ kiều”. Nhà là nơi để trở về sau những lúc mệt mỏi, nhà che mưa, che nắng, che gió bão bùng. Vậy cây cầu Thanh Toàn cũng đâu khác gì ngôi nhà che chắn cho những lữ khách đâu.

Ở phía đầu cầu bạn sẽ thấy một khoảng đất rộng. Đây là nơi thường xuyên diễn ra những hoạt động vui chơi, hội họp, buôn bán của người dẫn trong làng.

Được biết, cứ vào 15/08 âm lịch hằng năm là ngày giỗ của bà Trần Thị Đạo. Vào ngày này, người dân để tưởng nhớ công ơn sẽ rước bà từ đình ra cầu ngói Thanh Toàn làm lễ. Sau khi kết thúc lễ rước, người dân sẽ cùng tụ tập lại vui chơi những trò chơi dân gian.

Bất cứ ai đến Huế cũng rung động bởi vẻ đẹp cổ điển, hoài niệm mà lưu luyến.Và chắc chắn nếu yêu thích vẻ cổ kính của nơi này thì bạn nên ghé lại một chút tại cây cầu cổ này!

Bài viết liên quan mới đăng
Bài viết liên quan cũ hơn

KHUYẾN MÃI DU LỊCH

Tour Cầu Vàng Đà Nẵng

GIÁ 830.000VNĐ  1.080.000VNĐ

Tour Hạ Long 1 ngày

GIÁ 700.000 VNĐ 850.000VNĐ

Tour Cù Lao Chàm 1 ngày

GIÁ 480.000VNĐ 660.000VNĐ

Tour Phú Quốc 1 ngày

GIÁ 260.000 VNĐ 330.000VNĐ

Bài viết mới nhất!

Camnangdidulich trên Facebook