Chùa Trấn Quốc – Ngôi chùa bình yên giữa lòng Thủ Đô

Chùa Trấn Quốc – Ngôi chùa bình yên giữa lòng Thủ Đô

24/03/2021 09:20:23      2045 lượt xem

Người xưa đã từng có câu nói: “Muốn cầu tình duyên thì đi chùa Hà. Muốn cầu làm ăn thì đến phủ Tây Hồ. Còn muốn cầu bình yên thì phải đến chùa Trấn Quốc”. Được xem như biểu tượng Phật giáo của Việt Nam thời Lý - Trần.

Đôi nét về chùa Trấn Quốc

Chùa Trấn quốc ở đâu?

Địa chỉ: Đường Thanh Niên, Yên Phụ, Tây Hồ

Chùa Trấn Quốc

Trấn Quốc được xem là ngôi chùa lâu đời nhất ở Thăng Long – Hà Nội khi có lịch sử lên đến 1500 năm. Ngôi chùa tọa lạc trên một hòn đảo nhỏ năm về phía Đông Hồ Tây thuộc quận Tây Hồ, kết hợp hài hòa giữa nét uy nghiêm cổ kính và cả sự nên thơ, nhã nhặn của vườn cây xanh tươi cùng hồ nước mênh mang đầy thơ tình. 

Trấn Quốc còn được trang Thrillist uy tín bình chọn là một trong những ngôi chùa đẹp nhất thế giới, điểm dừng chân không chỉ dành riêng các tín đồ Phật giáo mà cả khách du lịch thập phương.

được xem là một vị trí đắc địa hay nằm ở ngay gần Hồ Tây cũng như trung tâm của thủ đô. Do đó, bạn có thể ghé tới đây bằng nhiều phương tiện khác nhau. Nếu di chuyển bằng xe bus, bạn sẽ phải bắt xe số 50.

Lịch sử của chùa Trấn Quốc

Chùa được xây dựng vào năm 541, thời Tiền - Lý với tên là chùa Khai Quốc. Năm 1615, do sạt lở đất, vua Lê Trung Hưng cho dời chùa từ bên bờ sông Hồng vào phía trong đê Yên Phụ.

 Đến đời vua Lê Huy Tông, chùa mới đổi tên thành chùa Trấn Quốc với ý nghĩa là nơi giúp nhân dân xua tan đi thiên tai, đem lại cuộc sống bình yên cho dân tộc.

Xưa kia, chùa Trấn Quốc là trung tâm Phật giáo của kinh thành Thăng Long. Các vua Lý, Trần vẫn thường hay vãn cảnh và ngự giá cúng lễ vào các dịp lễ, Tết tại chùa bởi vậy mà có nhiều cung điện đã được xây dựng phục vụ việc nghỉ ngơi của vua: cung Thúy Hoa, điện Hàm Nguyên.

Kiến trúc của chùa

Kiến trúc của ngôi chùa

Ngôi chùa cổ gần 1500 năm tuổi này tọa lạc trên một hòn đảo nhỏ ở Hồ Tây tách biệt khỏi sự xô bồ, sầm uất của con đường Thanh Niên tấp nập.  Tổng diện tích chùa khoảng hơn 3000m2, Chùa thuộc hệ phái Bắc tông với kết cấu và kiến trúc theo nguyên tắc khắt khe của Phật Giáo gồm 3 ngôi chính: Tiền đường, nhà thiêu hương và Thượng điện nối với nhau thành hình chữ Công (工).

Khu nhà Tiền Đường có hướng quay về phía Tây. Hai bên nhà Thiêu Hương và Thượng Điện có hai dãy hành lang. Phía sau khu Thượng Điện là gác chuông. Phía bên tay trái của khu Thượng Điện là nhà bia. Hiện nay, tại chùa Trấn Quốc vẫn còn lưu giữ 14 tấm bia với nhiều ý nghĩa về văn hóa cũng như lịch sử.

Những công trình độc đáo của chùa Trấn Quốc

Tòa Bảo Tháp lục độ đài sen

Một trong những công trình tiêu biểu nhất ở chùa Trấn Quốc không thể không nhắc đến chính là tòa Bảo Tháp lục độ đài sen. Ngay từ phía ngoài đường Thanh Niên bạn cũng có thể nhìn thấy tòa Bảo Tháp này rồi.

Tòa Bảo tháp lục độ đài sen

được xây dựng từ năm 1998 đến năm 2003. Ngôi Bảo Tháp này sở hữu chiều cao lên tới 15m gồm 11 tầng. Điều đặc biệt ở tòa Bảo Tháp này chính là bên trong mỗi tầng tháp sẽ được đặt 6 pho tượng Phật bằng đá quý màu trắng trong những ô cửa hình vòm.

Trên đỉnh của tháp có một tháp sen 9 tầng hay còn được biết đến là Cửu phẩm liên hoa.

Cây bồ đề từ Ấn Độ

Cây bồ đề Ấn Độ

Nếu nhìn về phía đối diện với Bảo Tháp sẽ thấy được cây Bồ Đề do Tổng thống Ấn Độ tặng năm 1959 trong chuyến đến thăm thủ đô Hà Nội của ông.

Điều đặc biệt ở đây là cây bồ đề này được chiết từ cây đại bồ Đạo Tràng – nơi mà Đức Phật Thích Ca ngồi hành đạo cách đây hơn 25 thế kỷ.

Kho tàng kỉ vật Phật Giáo

Hiện nay, chùa còn lưu giữ nhiều pho tượng Phật và Bồ Tát có giá trị lớn được đặt chủ yếu ở Thượng điện. Trong đó nổi bật nhất là bức tượng Phật Thích Ca nhập Niết bàn được làm từ gỗ, sơn son thiếp vàng, là bức tượng Niết bàn đẹp ở Việt Nam.

Lưu ý khi đi chùa Trấn Quốc

Vì đây làm một địa điểm du lịch tâm linh nên khi tới đây bạn nên lựa chọn những trang phục lịch sự, kín đáo. Không nên mặc hở hang, quần đùi, áo cộc.

Vào các ngày lễ Tết hay ngày rằm, mùng 1, chùa đón rất đông du khách ghé tới.Chính vì vậy, khi tới chùa vào những ngày đông đúc bạn nên tự bảo quản tư trang của mình.

Không sờ tay vào các pho tượng bên trong chùa

chùa Trấn Quốc sẽ là điểm đến mang lại nhiều trải nghiệm đáng nhớ.Nếu như bạn được đặt chân đến Thủ Đô một lần thì hãy ghé đến ngôi chùa này để thấy được sự êm dịu thanh thản của tâm hồn.

Bài viết liên quan mới đăng
Bài viết liên quan cũ hơn

KHUYẾN MÃI DU LỊCH

Tour Cầu Vàng Đà Nẵng

GIÁ 830.000VNĐ  1.080.000VNĐ

Tour Hạ Long 1 ngày

GIÁ 700.000 VNĐ 850.000VNĐ

Tour Cù Lao Chàm 1 ngày

GIÁ 480.000VNĐ 660.000VNĐ

Tour Phú Quốc 1 ngày

GIÁ 260.000 VNĐ 330.000VNĐ

Bài viết mới nhất!

Camnangdidulich trên Facebook