1. Phở khô (phở 2 tô) – món ngon đặc sản Gia Lai đặc biệt
Món ăn đầu tiên trong danh sách mà du khách cần phải diệt ngay tắp lự khi đến Gia Lai là phở khô – phở 2 tô. Phở khô là món ngon đặc sản Gia Lai có hương vị và cách ăn vô cùng đặc biệt.
Khi thưởng thức phở khô, bạn sẽ chủ động gia giảm nêm trộn theo khẩu vị. Gắp một đũa phở cho vào miệng, bạn sẽ cảm nhận được vị dai ngọt của sợi phở, thơm đậm đà của tương, giòn của giá và ngọt thanh của nước lèo.
Du khách đến Gia Lai, có thể bắt gặp cơm nướng ống ở hầu hết bữa ăn cùng người dân địa phương. Còn đối với phở khô, bạn có thể ăn ở quán trên đường Nguyễn Văn Trỗi. Giá một tô phở khoảng 25.000 đến 35.000 đồng.
2. Bò một nắng
Bò Gia Lai được nuôi và chăn thả tự do trên các cánh rừng chính vì thế mà thịt bò ở đây rất dai ngọt và thơm ngon. Bò sau khi mổ sẽ được chọn những miếng thịt thăn, miếng thịt bắp tươi ngon nhất để chế biến món thịt bò khô một nắng. Thịt bò phải được đem đi chế biến luôn vì để lâu thịt sẽ bị ôi và không còn độ tươi ngon như trước. Thịt bò rửa sạch, thái thành những lát hình chữ nhật dài 15cm, dầy 2cm, được đem ướp với ớt xay, hành, nước mắm, muối… trong vòng 15 phút để thịt ngấm đều gia vị sau đó đem đi phơi nắng.
Phơi một nắng cho thịt hoai hoái chưa khô hẳn rồi đem đi bảo quản kĩ lưỡng. Khi mang ra sử dụng bạn phải nướng thịt bò trên than hồng. Thịt khi chín có mùi thơm mà chỉ ngửi thôi cũng đủ thấy thèm. Ăn kèm cùng rau thơm và nước tương. Còn gì tuyệt hơn vào những ngày mưa gió nhâm nhi một đĩa thịt bò một nắng cùng ché rượu cần. Qủa là sẽ gây thương nhớ cho khách du lịch tới đây.
3. Bún mắm cua
Bún mắm cua đây là một món ngon đặc sản ở Gia Lai tuy nhiên nó lại không phải là một món dễ ăn với nhiều người. Cua đồng được chọn lựa kĩ lưỡng, những con to chắc thịt đêm về làm sạch và nấu mắm, mắm cua để gạch cua lên men tự nhiên nên có mùi nồng, gây gây đặc trưng.
Một bát bún mắm cua bao gồm: cua đồng, bún, thịt ba chỉ, đậu phộng giã nhỏ, măng chua, chả nem, bì heo chiên giòn, bánh phồng tôm… dưới lên bên trên tất cả các đó chính là mắm cua. Rau ăn kèm có thể là giá, rau thơm hoặc một số loại rau rừng khác để dậy lên mùi hương của bát bún mắm cua.
Người khi mới bắt đầu ăn sẽ không quen và không chịu được mùi gây nồng của mắm cua. Nhưng khi đã ăn quen thì lại gây nghiện cho du khách tới đây.
4. Gỏi lá rừng phố Núi Pleiku
Gỏi lá Tây Nguyên – món ăn nằm trong top 10 đặc sản Việt Nam đạt giá trị ẩm thực châu Á được công nhận năm 2013. Du khách tới đây thưởng thức đều công nhận hương vị ngon “khó cưỡng” mà món ăn này mang lại.
Quả đúng như tên gọi gỏi lá rừng, món ăn này nhìn vào chỉ thấy toàn lá và lá. Ước tính, mỗi mâm đúng chất gỏi lá Tây Nguyên nói chung, phố Núi Pleiku nói riêng có tới 30 loại lá khác nhau như: Cải, tía tô, sung, đinh lăng, mơ, hành, húng… Trong đó có những loại lá chỉ núi rừng Tây Nguyên mới có.
Tất nhiên, gỏi lá không thể chỉ có lá mà còn có nước chấm được làm từ gạo nếp Cùng với đó là thức ăn đi kèm quen thuộc như: thịt ba chỉ luộc thái mỏng, có thêm tôm biển Hồ Chè, bì lợn luộc…
5. Thịt bò nướng ống Pleiku - Nét ẩm thực độc đáo của Tây Nguyên.
Bò nướng ống Pleiku nghe tên là muốn thử. Sở dĩ có tên gọi là “bò nướng ống” là bởi vì món này thịt bò sẽ được bỏ vào ống và nướng lên.
Nghe tên thôi đã thấy thú vị rồi phải không? Thành phần chính của món ngon Pleiku này chính là thịt bò. Thịt bò được thái miếng vừa ăn, đem trộn ướp với các loại gia vị như sả, lá é… được giã nát, ướp khoảng 30 phút cho vào ống (ống là những ống tre hoạc nứa tươi, cây còn non), rồi lấy lá dứa bịt kín đem nướng trên lửa than.
Món ngon Pleiku này hấp dẫn thực khách không chỉ bởi tên gọi mà chỉ cần ngửi mùi thịt từ trong ống nứa bung tỏa ra bên ngoài kích thích vị giác rồi.