CHÙA HƯƠNG - NGÔI CHÙA CỔ KÍNH MANG VẺ ĐẸP VƯỢT THỜI GIAN

CHÙA HƯƠNG - NGÔI CHÙA CỔ KÍNH MANG VẺ ĐẸP VƯỢT THỜI GIAN

02/03/2021 10:56:43      2255 lượt xem

Chùa Hương là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng rất linh thiêng của thủ đô Hà Nội. Đến với chùa Hương, du khách vừa có thể được du ngoạn ngắm cảnh vừa tìm lại sự bình yên trong tâm hồn. Hãy cùng Cẩm nâng du lịch đến thăm chùa Hương qua bài viết “Giới thiệu về Chùa Hương ở Hà Nội” nhé.

1. Thời điểm du lịch chùa Hương

a. Lễ hội Chùa Hương

Lễ hội Chùa Hương diễn ra từ mùng 6 tháng giêng đến hết tháng 3 âm lịch. Đây là lễ hội đầu năm lớn nhất của thủ đô Hà Nội cũng là lễ hội lớn nhất trong năm của Việt Nam. Lễ hội chính thức diễn ra từ rằm tháng giêng đến hết 18 tháng 2 âm lịch với rất nhiều hoạt động vui chơi vô cùng hấp dẫn.

Lễ hội Chùa Hương diễn ra vào dịp xuân đầu năm nên số lượng Phật tử đổ về nơi đây dự lễ rất đông. Du lịch Chùa Hương dịp lễ hội, du khách sẽ có dịp được tham gia, hòa mình vào không khí tưng bừng nhộn nhịp của những hoạt động văn hóa hấp dẫn và lôi cuốn cùng với người dân địa phương.

gioi thieu ve chua Huong o Ha Noi

Phong cảnh khu du lịch chùa Hương làm xao lòng khách du lịch

b. Tháng 7 – tháng 10

Ngoài dịp lễ hội Chùa Hương thì thời điểm du lịch Chùa Hương lý tưởng nhất chính là vào đầu mùa hạ và mùa thu (khoảng tháng 7 – tháng 10).

Khung cảnh chùa Hương vào thời gian này không còn cảnh người người lũ lượt kéo nhau đi lễ chùa đầu năm mà thay vào đó là khung cảnh thiên nhiên hữu tình thơ mộng, không gian yên tĩnh và linh thiêng của chốn tu hành. Khung cảnh đẹp tuyệt trần chốn phật tử thanh tịnh biến chùa Hương trở thành một địa điểm du lịch đẹp ở Hà Nội rất hút khách du lịch.

Tháng 8 – tháng 10 là thời điểm đẹp để du khách khám phá hết vẻ đẹp tuyệt vời của chùa Hương. Đây cũng là lúc hoa súng, hoa lau đua nhau khoe sắc bên dòng sông Yến hiền hòa. Một khung cảnh rất tuyệt vời để du khách vãng cảnh, viếng thăm chùa và chụp ảnh làm kỉ niệm.

2. Di chuyển đến chùa Hương

Có rất nhiều phương tiện để du khách có thể di chuyển nhanh chóng đến chùa Hương như xe máy, ô tô và xe buýt.

a. Di chuyển bằng xe máy

Du khách muốn ngắm hết cảnh đẹp ở chùa Hương thì không gì tuyệt vời bằng di chuyển đến chùa bằng xe máy. Đường đi xe máy lên chùa Hương rất dễ tìm, khi đi đến đường Nguyễn Trãi, du khách hãy đi tiếp đến Hà Đông, tới ngã ba Ba La thì rẽ trái sang Vân Đình.

Di chuyển tiếp 40km đến Tế Tiêu thì rẽ trái là đến địa phận chùa Hương. Từ đây, du khách có thể hỏi thăm người dân quanh đây đường để di chuyển lên chùa.

Đường lên chùa Hương rất đẹp, đường bằng phẳng ít ngã rẽ, hai bên đường cỏ cây mọc xanh um, là một đoạn đường phượt ngắn rất tuyệt vời. Để chuyến đi được suôn sẻ, du khách nên bảo dưỡng xe máy và chuẩn bị giấy tờ đầy đủ trước chuyến đi.

gioi thieu ve chua Huong o Ha Noi

Du khách đi đò đến các địa điểm du lịch ở chùa Hương

b. Di chuyển bằng ô tô

Ô tô là một trong những phương tiện nhanh chóng nhất đưa du khách đến với chùa Hương. Sử dụng ô tô, du khách sẽ được di chuyển trên cao tốc Pháp Vân – Cầu Rẽ, qua đó tiết kiệm được rất nhiều thời gian khi di chuyển đường quốc lộ.

Tới nút giao thông Đồng Văn, du khách rẽ phải vào quốc lộ 38, sau đó đi thêm 15km hướng chợ Dầu là đến Chùa Hương.

c. Di chuyển bằng xe buýt

Xe buýt số 211 chạy lộ trình : Bến xe Mỹ Đình – Phạm Hùng – Khuất Duy Tiến – Nguyễn Trãi – Trần Phú – Quang Trung – Quốc Lộ 6 – ngã ba Ba La – Quốc lộ 21B – Tế Tiêu (thị trấn Đại Nghĩa) là chuyến xe buýt qua nhiều địa điểm đưa du khách đến với chùa Hương.

Khi đến bến Đục, du khách sẽ được đi trên đò xuôi dòng suối Yến khoảng 1h đồng hồ để đến chùa Hương. Dọc theo hai bên suối là những dãy núi nhấp nhô, những đồng bằng cỏ hoa rất đẹp.

Chuyến đò ngang với khung cảnh thiên nhiên tuyệt vời này như một món khai vị mở đầu chuyến du lịch chùa Hương đầy tuyệt vời.

3. Những địa điểm tham quan nổi tiếng tại chùa Hương

Có rất nhiều địa điểm du lịch đẹp vô cùng hấp dẫn ở quần thể thắng cảnh chùa Hương như động Hương Tích, đền Trình và chùa Thiên Trù. Du khách có thể tham quan hết các điểm du lịch nổi tiếng này trong ngày.

a. Động Hương Tích

Động Hương Tích được xem là Nam Thiên đệ nhất động – động đẹp nhất Việt Nam. Trong động là nơi thờ Quan Thế Âm Bồ Tát.

Động có phong cảnh rất đẹp nhưng để đến được cửa động, du khách phải leo núi trên những bậc thang được làm bằng đá, nếu cẩn thận đường đi nước bước, du khách có thể lên đến cửa động mà không gặp khó khăn gì.

gioi thieu ve chua Huong o Ha Noi

Lối vào động Hương Tích giống miệng một con rồng

Nếu du khách không thể leo núi được, theo cẩm nâng du lịch về kinh nghiệm đi du lịch Hà Nội, du khách nên sử dụng tuyến cáp treo lên cửa động, vừa tốn ít sức lực lại có thêm nhiều thời gian để thăm thú động Hương Tích.

Cửa động giống như miệng của một con rồng lớn. Từ cửa động, du khách phải đi thêm 120 bậc thang dẫn xuống động. Lối đi xuống rất đẹp, hai bên là cây và đá rêu phong phủ kín khiến du khách như lạc vào chốn thần tiên.

Trong động là những khối thạch nhũ to nhỏ được thiên nhiên điêu khắc thành những bức tượng tuyệt mỹ được đặt tên theo hình dáng của chúng: núi đụn gạo, cây vàng – cây bạc, con trâu, con bò, né kén… trần động là kiệt tác “cửu long tranh châu” với những khối thạch nhũ hình rồng tranh 1 khối thạch nhũ hình viên châu dưới động… Tất cả đều lộng lẫy kì ảo tuyệt vời.

Ngoài những bức tượng tự nhiên, động còn được con người thổi hồn vào để làm nên những kiệt tác thạch nhũ tuyệt đẹp. Hàng năm có rất nhiều lượt khách đến động Hương Tích để ngắm cảnh, cầu bình an…

b. Đền Trình

Đền Trình hay còn có tên gọi khác là Ngũ Nhạc Linh Từ là một ngôi đền cổ nằm bên dòng Yến Vĩ, dưới chân núi Ngũ Nhạc, cách bến đò Yến Vĩ 500m. Muốn đến được đền Trình du khách phải đi đò hơn 10 phút. Theo truyền thuyết kể lại, đền Trình từ xưa là nơi thờ một thần tướng có công đánh đuổi giặc Ân phò vua Hùng Huy Vương.

gioi thieu ve chua Huong o Ha Noi

Đền Trình là ngôi đền cổ kính dưới chân núi Ngũ Nhạc.

Đến với đền Trình, ngoài việc dâng hương cúng viếng, du khách còn được thư giãn trong không khí thanh tịnh của đền. Phong cảnh núi Ngũ Nhạc cạnh đền Trình cũng rất đẹp để du khách thưởng ngoạn, ngắm cảnh.

c. Chùa Thiên Trù

Nếu đã đến thăm chùa Hương, du khách cũng nên đến du lịch tại chùa Thiên Trù rất nổi tiếng tại Hương Sơn. Chùa có niên đại hơn 400 năm (được xây dựng vào năm 1686). Trải qua nhiều năm chiến tranh, chùa bị phá hủy vào năm 1945, di tích còn sót lại của chùa chỉ còn tháp Thiên Thủy và tháp Viên Công. Ngôi chùa hiện nay được xây dựng lại theo nguyên bản nhỏ hơn ngôi chùa cũ vào năm 1988.

gioi thieu ve chua Huong o Ha Noi

Chùa Thiên Trù được dựng lại theo nguyên mẫu thu nhỏ năm 1686

Chùa Thiên Trù được xây dựng gồm 4 cấp: cấp thứ nhất có 1 cổng lớn đề Nam Thiên Môn, cấp thứ hai có một đỉnh to xây bằng gạch, cấp thứ ba là tam quan (gồm gác chuông, gác khánh và gác trống), cấp thứ tư là chùa chính với kiến trúc nguy nga tráng lệ.

Trong khuôn viên của chùa, ngoài ngôi chùa chính còn có tháp Viên Công xây bằng gạch vô cùng tinh xảo là biểu tượng còn sót lại của kiến trúc thời Hậu Lê. Ngoài ra, chùa còn có tháp Thiên Thủy, hồ Bán Nguyệt và nhiều điểm du lịch vô cùng đẹp khác.

KHUYẾN MÃI DU LỊCH

Tour Cầu Vàng Đà Nẵng

GIÁ 830.000VNĐ  1.080.000VNĐ

Tour Hạ Long 1 ngày

GIÁ 700.000 VNĐ 850.000VNĐ

Tour Cù Lao Chàm 1 ngày

GIÁ 480.000VNĐ 660.000VNĐ

Tour Phú Quốc 1 ngày

GIÁ 260.000 VNĐ 330.000VNĐ

Bài viết mới nhất!

Camnangdidulich trên Facebook