Những nơi đố mà bỏ qua cho các tín đồ tò mò về cuộc sống nơi chốn thâm cung của vùng đất Kinh kì Huế xưa

Những nơi đố mà bỏ qua cho các tín đồ tò mò về cuộc sống nơi chốn thâm cung của vùng đất Kinh kì Huế xưa

31/05/2019 10:10:07      2935 lượt xem

Quần thể di tích cố đô Huế nơi đây chứng kiến sự hưng thịnh và suy yếu của triều đại nhà Nguyễn với sự trị vì của 13 nhà vua với quần thể kiến trúc cung điện, lăng tẩm, đền miếu, thành quách…Bạn có tò mò về cuộc sống và nơi ở của chốn thâm cung huyền bí này không? Nếu có hãy thõa mãn sự tò mò của bạn bằng việc xách balô lên và đi thôi nào, còn lại thế giới đã có Dana Travel lo.

Cố đô Huế từng là thủ đô của Việt Nam  từ năm 1820, sau khi vua Gia Long tức Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi hoàng đế, mở đầu cho nhà Nguyễ – vương triều phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Huế kết thúc sứ mệnh là thủ đô Việt Nam vào năm 1945 khi vị hoàng đế cuối cùng của nhà Nguyễ là Bảo Đại thoái vị.

ĐẠI NỘI

 

Ngọ môn là cổng chính phía nam của Hoàng thành Huế. Hiện nay là một trong những di tích kiến trúc thời Nguyễn trong quần thể di tích cố đô Huế. Ngọ Môn - có nghĩa là "cổng tý ngọ" - hướng về phía nam, là cổng lớn nhất trong 4 cổng chính của Hoàng thành Huế. Chỉ dành riêng cho vua đi lại hoặc dùng khi tiếp đón các sứ thần.

      “Ngọ môn năm cửa chín lầu một lầu vàng tám lầu xanh

                         Ba cửa thẳng hai cửa quanh”

 

Đi Qua cầu Trung Đại là Điện Thái Hòa là cung điện nằm trong khu vực Đại Nội của kinh thành Huế, là nơi đăng quang của 13 vua triều Nguyễn từ Gia Long đến Bảo Đại. Trong chế độ phong kiến cung điện này được coi là trung tâm của đất nước. Điện Thái Hòa là biểu trưng quyền lực của Hoàng triều Nguyễn. Điện, cùng với sân chầu, là địa điểm được dùng cho các buổi triều nghi quan trọng của triều đình như: lễ Đăng Quang, sinh nhật vua, những buổi đón tiếp sứ thần chính thức và các buổi đại triều được tổ chức 2 lần vào ngày mồng 1 và 15 âm lịch hàng tháng.

 

Thế Tổ Miếu thường gọi là Thế Miếu tọa lạc ở góc tây nam bên trong Hoàng thành Huế, là nơi thờ các vị vua triều Nguyễn. Đây là nơi triều đình đến cúng tế các vị vua quá cố, nữ giới trong triều (kể cả hoàng hậu) không được đến tham dự các cuộc lễ này. Miếu được xây dựng trong 2 năm (1821-1822), ban đầu chỉ dành để thờ Thế Tổ Cao Hoàng Đế (vì thế mới có tên gọi Thế Tổ Miếu) nhưng về sau trở thành nơi thờ tất cả các vị vua của triều Nguyễn.

Hiển Lâm Các là một công trình kiến trúc nằm trong quần thể di tích cố đô Huế, trong khu vực các miếu thờ, được xây dựng vào năm 1821 và hoàn thành vào năm 1822 thời vua Minh Mạng, cùng lúc với Thế Miếu. Hiển Lâm Các nằm trong khu vực miếu thờ trong Hoàng Thành Huế, cao 17m và là công trình kiến trúc cao nhất trong Hoàng Thành. Đây được xem là đài kỷ niệm ghi nhớ công tích của các vua nhà Nguyễn và các quan đại thần có công lớn của triều đại.

LĂNG KHẢI ĐỊNH

Lăng Khải Dịnh còn gọi là ứng lăng là lăng mộ của vua Khải Định, vị vua thứ 12 của Triều Nguyễ, tọa lạc trên núi Triều Châu bên ngoài kinh thành huế, nay thuộc xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy. Lăng khởi công ngày 4 tháng 9 năm 1920 do Tiền quân Đô thống phủ Lê Văn Bá là người chỉ huy và kéo dài suốt 11 năm mới hoàn tất. Tham gia xây dựng lăng có rất nhiều thợ nghề và nghệ nhân nổi tiếng khắp cả nước như Phan Văn TánhNguyễn Văn KhảKý DuyệtCửu Sừng... Để có kinh phí xây dựng lăng, vua Khải Định đã xin chính phủ bảo hộ cho phép ông tăng thuế điền 30% trên cả nước và lấy số tiền đó để làm lăng. Hành động này của Khải Định đã bị lịch sử lên án gay gắt.

LĂNG TỪ ĐỨC

 

Lăng Tự Đức là một quần thể công trình kiến trúc, trong đó có nơi chôn cất vua Tự Đức, tọa lạc trong một thung lũng hẹp thuộc làng Dương Xuân Thượng, tổng Cư Chánh (cũ), nay là thôn Thượng Ba, phường Thủy Xuân, thành phố Huế. Lúc mới xây dựng, lăng có tên là Vạn Niên Cơ  sau cuộc Loạn Chày Vôi, Tự Đức bèn đổi tên thành Khiêm Cung . Sau khi Tự Đức băng hà, lăng được đổi tên thành Khiêm Lăng 

Lăng Tự Đức có kiến trúc cầu kỳ, phong cảnh sơn thủy hữu tình và là một trong những lăng tẩm đẹp nhất của hoàng gia nhà Nguyễn.

 

CHÙA THIÊN MỤ

Chùa Thiên Mụ hay còn gọi là chùa Linh Mụ là một ngôi chùa cổ nằm trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương, cách trung tâm thành phố Huế (Việt Nam) khoảng 5 km về phía tây. Chùa Thiên Mụ chính thức khởi lập năm Tân Sửu (1601), đời chúa Tiên Nguyễn Hoàng -vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng Trong.

 

Bài viết liên quan mới đăng
Bài viết liên quan cũ hơn

KHUYẾN MÃI DU LỊCH

Tour Cầu Vàng Đà Nẵng

GIÁ 830.000VNĐ  1.080.000VNĐ

Tour Hạ Long 1 ngày

GIÁ 700.000 VNĐ 850.000VNĐ

Tour Cù Lao Chàm 1 ngày

GIÁ 480.000VNĐ 660.000VNĐ

Tour Phú Quốc 1 ngày

GIÁ 260.000 VNĐ 330.000VNĐ

Bài viết mới nhất!

Camnangdidulich trên Facebook