Buổi tham quan ngày hôm nay Camnangdidulich sẽ giới thiệu cho quý khách đi đến một cụm hòn đảo nhỏ nằm thuộc địa phận xã đảo Tân Hiệp, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam đó là Cù Lam Chàm.
Cù Lao Chàm cách đất liền khoảng 20km theo đường biển, chỉ mất khoảng 20 phút di chuyển bằng cano chúng ta đã có mặt tại hòn đảo Cù Lao Chàm. Cù Lao Chàm như một hòn đảo ngọc của miền Trung, làn nước biển xanh biếc, hòa trong những con sóng tung bọt trắng xóa trên bờ cát mềm mịn, những hàng dừa đung đưa và gió biển lồng lộng mang mùi đại dương ngây ngất. Cù Lao Chàm được coi xu hướng du lịch nổi tiếng hiện nay, vẫy gọi những hành khách muốn trải nghiệm hành trình biển nước, tìm hiểu những thông tin truyền kiếp khó tin.
Hiếm có địa điểm nào được thiên nhiên ưu ái đến mức như các hòn đảo trên Cù Lao Chàm, tổng cộng trên cụm các hòn đảo tại Cù Lao Chàm có 8 hòn đảo nhỏ, khí hậu quanh năm mát mẻ, cây cối bốn mùa phủ xanh trên các hòn đảo bao gồm các hòn đảo: Hòn Lao, Hòn Dài, Hòn Mồ, Hòn Khô mẹ, Hòn Khô con, Hòn Lá, Hòn Tai, Hòn Ông. Mỗi hòn đảo gắn liền một điểm du lịch hấp dẫn và các hòn đảo tập trung các hộ dân sinh sống, theo số liệu thống kê vào năm 2015 có hơn 3.000 người cư trú trên Đảo.
Vào Ngày 29/5/2009 Cù Lao Chàm được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới trong phiên họp thứ 21 của Ủy ban Điều phối quốc tế chương trình con người và sinh quyển diễn ra tại đảo Jeju quốc gia Hàn Quốc. Công nhận của thế giới càng làm rõ hơn về sự đa dạng hệ thống sinh thái tự nhiên cùng với giá trị cốt lõi văn hóa lịch sử tại Cù Lao Chàm. Theo số liệu thống kê, Cù Lao Chàm có 1.549 héc-ta rừng tự nhiên và 6.716 héc-ta mặt nước. Trong đó hệ sinh thái biển có 736 loài thuộc 263 giống của các nhóm sinh vật chủ yếu trong hệ sinh thái rạn san hô, cụ thể: Cỏ biển có 5 loài thuộc 3 giống, rong biển kích thước lớn có 76 loài thuộc 46 giống, san hô tạo rạn có 277 loài thuộc 40 giống, cá rạn san hô có 270 loài thuộc 105 giống, thân mềm có 97 loài thuộc 61 giống và da gai có 11 loài thuộc 8 giống. Còn hệ động thực vật gồm hệ thực vật rừng ở độ cao dưới 100m có 499 loài, trong đó có 342 loài có ích, nhóm cây làm thuốc có 116 loài. Động vật rừng có 12 loài thú, 13 loài chim, 130 loài bò sát và 5 loài ếch nhái, trong đó đáng chú ý có cua đá và 2 loài có tên trong Sách Đỏ Động vật Việt Nam là khỉ vàng và chim yến.
Trải dài hàng nghìn năm để có được một tên gọi Cù Lao Chàm phổ thông sử dụng như bây giờ, Cù Lao Chàm có rất nhiều tên gọi khác nhau theo bản đồ Tây Phương xưa thường ghi Cù lao Chàm với tên "Champello", người ở Nam-Ấn gọi “Pulau Champa". Cù lao Chàm còn có các tên gọi khác như Chiêm Dự vào thời vua Tự Đức, Puliciam, Chiêm Bất Lao, Tiên Bích La,... Lí do Cù Lao Chàm có nhiều tên gọi ấy bởi Cù Lao Chàm từng là điểm dừng chân quen thuộc trên các tuyến hải trình dọc theo các con đường hương liệu, tơ lụa, gốm sứ trên biển của thương thuyền nhiều nước ở phương Đông, phương Tây, tàu buôn từ Địa Trung Hải, đi trao đổi buôn bán họ phải đã đi qua quần đảo Cù Lao Chàm mới có thể vào sâu vùng biển phía nam Trung Quốc và các hải cảng của Nhật. Cho đến khi vào thế kỷ XVII- XVIII vào thời điểm Vương Quốc Champa suy tàn, Chúa Nguyễn nắm giữ vùng đất Đàng Trong tiếp tục thu nhận văn hóa, phát triển lĩnh hội chế độ cũ để bắt đầu khai phá, xây dựng mở ra thương cảng sầm uất tại Hội An. Biển Cửa Đại ở Hội An trở thành cảng thị có tiếng để tàu thuyền các thương buôn cập bến trao đổi buôn bán. Vị thế quan trọng trong hệ thống giao thương buôn bán của các nước trên Biển Đông, nơi tạo sự liên kết buôn bán hàng hải nội địa và quốc tế, góp phần quan trọng tạo nên sự phát triển phồn thịnh. Dần dần Hội An trở thành một thương cảng nhộn nhịp, hấp dẫn thu hút cho các nước đến, từ đó Cù Lao Chàm tạo điểm nhấn nơi quen thuộc cho các dân buôn quốc tế dừng chân, nghỉ ngơi.
Cù Lao Chàm không chỉ giữ vai trò giao thương buôn bán, Cù Lao Chàm tưởng chừng giống như một vị thánh thần ân nhân cứu mạng các thủy thủ đoàn quốc tế lúc hoạn nạn trong quá trình đi giao thương buôn bán, nhờ công lao người dân nhiệt tình, có tấm lòng hiếu khách Cù Lao Chàm ngày càng được sự yêu mến, được ghi lại vào một số sổ sách của các nước bạn hẳn như khắc ghi ơn cứu mạng. Vào năm 1687, trong sách Trú Vĩnh Biên của Triều Tiên ghi lại 24 người dân Tế Châu, Triều Tiên bị đắm thuyền dạt vào Cù Lao Chàm được người dân ở đây cứu giúp, cho nước uống, lương thực và đưa vào đất liền để chờ ngày về nước.
Tại đảo Cù Lao Chàm có rất nhiều di tích lịch sử còn sót lại, giếng nước điểm nối liên kết với các địa điểm khác bao quanh ở Cù Lao Chàm. Giếng Cổ đặc biệt này là tích văn hóa lịch sử xưa từ thời Chăm pa đã đi theo tháng ngày thường nhật cùng với người dân địa phương cho đến tận bây giờ, đời sống sinh hoạt người dân dựa vào nguồn nước quý giá này để sinh sống. Tại Trung tâm quản lý và bảo tồn di tích Tp Hội An kể lại Giếng Cổ có tuổi đời trên 200 năm vào thời kỳ Chăm Pa, gắn liền với những câu chuyện dân gian kì thú, chỉ cần uống nước tươi mát này có thể có người yêu hay sinh con như ý muốn, đặc biệt người nào say sóng thì uống sẽ khỏi...
Tiếp đến, chúng ta sẽ ghé thăm ngôi chùa Hải Tạng trên biển đảo thiêng liêng, với kiến trúc độc đáo. Ngôi chùa vào năm 1758 vào thời Cảnh Hưng thứ 19, do thời tiết bão lũ thất thường chùa bị hư hại nên đến năm 1848 vào thời vua Tự Đức được xây dựng lại. Chùa Hải Tạng được xem địa điểm tâm linh nơi để người dân trên biển hay các chủ thuyền đánh cá đến cúng bái, cầu mong sức khỏe, an bình để làm ăn.
Sau khi tham quan một vòng chùa Hải Tạng, sẽ đi chuyển đến Bãi Đá Chồng nơi gắn liền với những câu chuyện dân gian. Chuyện kể rằng ở trên đảo có cặp trai gái, cả hai người từng có một đời chồng đời vợ nhưng hoàn cảnh éo le cả hai đều mất vợ, mất chồng. Thời gian qua đi, cả hai quen biết nhau và tiến tới hôn nhân, vốn dĩ cô gái là một người rất xinh đẹp, hiền lành tiếng tăm thổi xa vang danh cô gái đẹp đến thần biển. Khi mọi người bắt đầu chuẩn bị hôn lễ, đột nhiên sóng biển dữ dội ập đến rẽ ra hai hàng nước cuốn cô gái đi. Chàng trai buồn khổ đi tìm khắp bốn phương, chân trời góc bể nhưng vẫn không tìm thấy chàng trai kiệt sức mà chết. Các vị thần ở Cù Lao Chàm thấy chàng trai có một lòng chung thủy, tìm vợ khắp nơi mà chết nên hóa chàng thành bãi đá, biểu tượng cho tình yêu trường tồn của người chồng đối với người vợ không bao giờ xói mòn, và từ đó Cù Lao Chàm có bãi Đá Chồng ngày nay.
Ngoài những kiến trúc lịch sử, câu chuyện truyền thuyết của biển cả. Cù Lao Chàm có thêm nhiều lễ hội độc đáo, nổi bật lễ hội Cầu Ngư đây như lễ hội mang truyền thống đặc trưng của người ngư dân ở đảo Cù Lao Chàm, với ý nghĩa tạ ơn những thần linh biển cả, cầu mong dân ở quanh đảo làm nghề biển được bội thu, thời tiết thuận gió xuôi buồm. Bên cạnh đó qúy vị cũng có thể thưởng thức món ăn mang giá trị tinh hoa của biển của rừng tại Cù Lao Chàm, với các món ốc, tôm hùm, cá tươi ngon được chế hấp dẫn. Khi đến Cù Lao Chàm đừng quên thưởng thức tổ chim yến thiên nhiên và mua tặng người thân của mình tổ yến nhé. Bởi vì nó có giá trị về dinh dưỡng rất cao, có mùi vị rất đặc biệt so với tổ yến ở các vùng còn lại.
Và đó là một số thông tin mà Camnangdidulich muốn cung cấp đến cho quý khách, hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích cho chuyến đi sắp tới của quý khách. Xin chào hẹn gặp lại quý khách trong bài viết sắp tới.