Cù Lao Chàm - Viên ngọc xanh của miền Trung

Cù Lao Chàm - Viên ngọc xanh của miền Trung

08/04/2022 09:15:57      2368 lượt xem

Cù Lao Chàm không chỉ nổi tiếng với nhiều bãi biển và địa điểm du lịch hấp dẫn, những hoạt động khám phá hòn đảo và những món ăn đặc sắc ở nơi đây mà còn nổi tiếng với hòn đảo nói không với túi ni lông

Cù Lao Chàm – viên ngọc xanh của Miền Trung

 

 

I. Giới thiệu khái quát về Cù Lao Chàm

  Cù lao Chàm thuộc xã Tân Hiệp, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Nằm cách bãi  biển Cửa Đại khoảng 15 km đường biển, Cù lao Chàm (còn được biết đến với các tên gọi khác là Chiêm Bất Lao, Tiêm Bích La, Pa-lau-cham) rộng khoảng 15 km2 với hơn 2.900 dân, sống gần như biệt lập với đất liền.

  Cù lao Chàm gồm 8 đảo nhỏ là: Hòn Lao, Hòn Dài, Hòn Mồ, Hòn Khô mẹ, Hòn Khô con, Hòn Lá, Hòn Tai, Hòn Ông. Trong đó, dân cư tập trung chủ yếu ở các thôn Bãi Làng, Bãi Hương, Xóm Cấm, Bãi Ông của Hòn Lao.

Hình ảnh Cù Lao Chàm nhìn từ trên cao


  Cù lao Chàm được thiên nhiên ưu ái có khí hậu quanh năm mát mẻ, cây cối bốn mùa phủ xanh trên các hòn đảo. Với 1.549 héc-ta (ha) rừng tự nhiên và 6.716 ha mặt nước, Cù lao Chàm mang trong mình một sự đa dạng sinh học vô cùng phong phú.

  Những vách đá hùng vĩ với nhiều hình dạng khác nhau cùng với nhiều cảnh quan khác nhau đã tạo nên nhiều bức tranh thiên nhiên độc đáo. Đặc biệt những hang yến trên quần đảo Cù Lao Chàm là những danh thắng tuyệt vời hiếm có như hang Cả, hang Tò Vò, hàng Khô, hang Tai…

II. Tài nguyên sinh thái và giá trị nhân văn

  Những hòn đảo khác được bao quanh bởi đá quanh năm và là thế giới của các loài chim, hoa và thực vật. Khu bảo tồn Cù lao Chàm là nơi sinh sống của hàng trăm loài cá, sinh vật nhuyễn thể, các rạn san hô, các thảm rong, cỏ biển và các loài hải sản có giá trị cao.

Nguồn động thực vật phong phú
 Không chỉ vậy, nơi đây có rất nhiều loài động thực vật quý hiếm. Cù Lao Chàm là nơi sinh sống của 12 loài thú, 13 loài chim, 130 loài bò sát và 5 loài lưỡng cư, trong đó có yến và khỉ đuôi dài, đều có tên trong Sách Đỏ của hệ động vật Việt Nam. Khỉ đuôi dài nghịch ngợm xuống bờ đá bao quanh biển vào mỗi buổi sáng và chiều, đã trở thành thói quen hàng ngày của người dân địa phương. Nhiều người cho rằng khi thấy tàu thuyền qua lại, chúng còn thích ném đá xuống biển và la hét.

Năm 2015, có 04 loài cây ở Cù Lao Chàm được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận Cây Di sản Việt Nam: 02 loài cây Nánh và cây Kén tại miếu Tổ nghề Yến, 03 cây Ngô đồng đỏ, rặng Ngô đồng đỏ và cây Đa núi cao.

Hình ảnh cây ngô đồng đỏ rực

Ngày 26/5/2009, hệ sinh thái Cù lao Chàm – Hội An đã được UNESCO chính thức đưa vào danh sách Khu dự trữ sinh quyển Thế giới, với 7 tiêu chí theo quy định của Điều 4, Khung Pháp lý của Mạng lưới toàn cầu các Khu Dự trữ sinh quyển thế giới được thông qua tại Đại hội đồng UNESCO năm 1995

Khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm – Hội An là trường hợp duy nhất trên thế giới Khu dự trữ sinh quyển kết nối cả biển, đảo, rừng, với cửa sông, vùng ngập mặn và Di sản văn hóa Thế giới Khu phố cổ.

Trên đất Cù Lao Chàm còn chứa đựng nhiều giá trị nhân văn với hơn 20 di chỉ khảo cổ, di tích lịch sử – văn hóa còn được lưu giữ từ các nền văn hóa Sa Huỳnh, Chăm, Việt. Trong đó 07 di tích: Lăng Tiền hiền, miếu tổ nghề yến, chùa Hải Tạng, lăng Ông Ngư, giếng xóm Cấm, di chỉ Bãi Làng và di chỉ Bãi Ông đã được công nhận di tích quốc gia.

Trong lĩnh vực ngôn ngữ, một số nhà nghiên cứu cho rằng khá nhiều phương ngữ của người dân Cù Lao Chàm hiện đang sử dụng có âm đọc giống như các từ ngữ trong cuốn từ điển Việt – Bồ – La do giáo sĩ Alexandre de Rhodes tập hợp biên soạn.

  Di sản văn hóa phi vật thể của vùng đất và con người Cù Lao Chàm cũng hết sức phong phú đa dạng bao gồm phong tục tập quán, tôn giáo – tín ngưỡng, lễ lệ – lễ hội, ẩm thực truyền thống, nghề thủ công, trò chơi dân gian…vừa mang những đặc tính chung của văn hóa dân tộc vừa mang những nét riêng, độc đáo của cư dân vùng biển đảo.

III. Trầm tích văn hóa và dấu ấn lịch sử

  Cù Lao Chàm đã được biết đến với nhiều tên khác nhau từ xa xưa, bao gồm Pulaucham, Chiêm Bất Lao, Tem Bút Loa, Tem Bích Loa, Đại Chiêm Du (đảo Đại Chiêm) ... Mọi người có thể tìm hiểu rất nhiều về Cù Lao Chàm từ các tài liệu cổ, cũng như các kết quả nghiên cứu về lịch sử, văn hóa dân gian, khảo cổ học, sinh học và các lĩnh vực khác.

  Điều đáng kể là các cuộc khai quật khảo cổ tại địa điểm Bãi Ông vào năm 1998-1999 đã thu được rất nhiều hiện vật chứng tỏ địa điểm này ban đầu là nơi sinh sống của một số lượng lớn người bản địa thời tiền sử đến bây giờ đã hơn 3.000 năm.

  Tại Bãi Làng, các nhà khảo cổ cũng đã khai quật được nhiều mảnh gốm thời Đường (khoảng thế kỷ VII – X), một số mảnh gốm Islam của vùng Trung Cận Đông (khoảng thế kỷ IX – X), nhiều mảnh gốm Chăm, nhiều mảnh của các loại đồ thủy tinh cao cấp có màu sắc rất đẹp, cùng với những hạt chuỗi thủy tinh được chế tác rất tinh xảo.

  Ở ngoài khơi cách Cù Lao Chàm 14 hải lý về phía đông bắc, một cuộc khai quật dưới biển với quy mô chưa từng có trong những năm 1997 – 2000 đã phát hiện hàng trăm nghìn đồ gốm hoa lam hầu như còn nguyên vẹn trên một con tàu đắm, niên đại khoảng giữa thế kỷ XV, trong đó có nhiều gốm sứ Chu Đậu – Hải Dương.

  Những kết quả khảo cổ nói trên tuy chỉ là bước đầu nhưng cho phép khẳng định quá trình giao lưu, tiếp xúc kinh tế, văn hóa giữa Hội An, Quảng Nam với thế giới bên ngoài đã diễn ra liên tục, mạnh mẽ trong nhiều thế kỷ, nhiều thời kỳ, từ thời tiền sơ sử đến Champa, Đại Việt, Đại Nam, Việt Nam. Từ xưa, Cù Lao Chàm được hình tượng hoá như người hoa tiêu khổng lồ, như bức bình phong che chắn, “nối nhịp” với Cửa Đại và thương cảng Hội An. Cù Lao Chàm còn được ví như một mắc xích, một đầu mối giao thương và giao lưu văn hóa của “con đường hương liệu”, “con đường gốm sứ”, “con đường tơ lụa” nổi tiếng.

  Các nhà nghiên cứu cũng đã chứng minh trong thời kỳ bành trướng sang Viễn Đông, vào đầu thế kỷ XVII đến nửa thế kỷ XIX, đã nhiều lần người Anh và người Pháp đến nghiên cứu kỹ các điều kiện và xin được mở mang giao thương, muốn các vua chúa nhà Nguyễn nhượng cho Đà Nẵng và Cù lao Chàm để làm đặc khu thương mại và dịch vụ hậu cần hàng hải tầm cỡ quốc tế. Nhưng vì thời thế rối ren cùng với chính sách bế quan tỏa cảng cửa đóng then cài của các vua Triều Nguyễn nên các cuộc thương thuyết đều bất thành.

  Người Anh phải chuyển hướng sang Trung Quốc, gây ra cuộc chiến tranh nha phiến để chiếm Hồng Công suốt 100 năm. Người Pháp sau đó cũng nổ súng tấn công vào Đà Nẵng để mở đầu cho cuộc vũ trang xâm lược Việt Nam, nhưng ý đồ xây dựng Cù lao Chàm thành đặc khu kinh tế biển cũng không thực hiện được do lúc bấy giờ thời cuộc đã đổi thay. Nhắc lại những lỡ vận lịch sử đó để thấy Cù Lao Chàm có một vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng về nhiều phương diện.

IV. Các lễ hội ở Cù Lao Chàm

   Lễ hội cầu Ngư

  Đến với Cù Lao Chàm, du khách không những thưởng ngoạn phong cảnh tuyệt đẹp với biển xanh, cát trắng, nắng vàng cùng những rạn san hô tuyệt đẹp, mà du khách còn bị thu hút bởi những giá trị văn hoá tinh thần, các hình thái văn hoá phi vật thể của các thế hệ cư dân vùng biển đảo. Lễ hội Cầu ngư là một trong những lễ hội tiêu biểu của cư dân xứ đảo này. Lễ cầu ngư diễn ra  vào ngày 3-4 tháng 4 AL hàng năm. Mục đích chính của lễ cúng cầu ngư là nhân lúc trước khi ra khơi, người ta tổ chức cúng ông Nam Hải và chư thần để cầu mong làng xóm bình yên, những người ra khơi được thuận buồm xuôi gió.

Hình ảnh lễ hội diễn ra

   Lễ giỗ Tổ nghề Yến

  Theo người dân Cù Lao Chàm thì nghề khai thác yến sào chính thức ra đời tại làng vào khoảng giữa thế kỷ 18, với hai tổ nghề là ông Trần Tiến và Hồ Văn Hòa.    Vào ngày 9-10 tháng 3 AL hàng năm tại xã đảo Tân Hiệp- Cù Lao Chàm người dân lại tổ chức lễ tế nhằm cầu mong biển trời phù hộ và tưởng niệm tri ân các bậc tiền bối đã có công trạng đối với nghề khai thác Yến sào; đồng thời nâng cao niềm tự hào và ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên quý hiếm của vùng biển đảo.

Hình ảnh lễ giỗ

  Ngày tế lễ diễn ra như ngày hội với nhiều hoạt động phong phú: Tế Tổ nghề Yến, Vui hội làng chài ( đua ghe ngang, kéo co bằng thuyền trên biển, hội Bài chòi, trò chơi bịt mắt đập nồi), đêm hội Cù lao (biểu diễn nghệ thuật cổ truyền, giao lưu văn nghệ đất liền- hải đảo- du khách), Chợ ẩm thực món ngon Cù Lao Chàm (các đặc sản biển, rau rừng, bánh ít, tổ yến khô, yến chưng hột sen, rượu yến, rượu hải sâm- bào ngư…), tour tham quan thắng cảnh biển đảo- các khu du lịch Cù Lao Chàm, hang Yến sào (hang Tò Vò), làng chài Bãi Hương, xem san hô, các loài hải sản dưới biển bằng thuyền đáy kính và thúng đáy kính khu vực Bãi Nần.

V. Tham quan Cù Lao Chàm

  Nhà Bảo tàng biển Cù lao Chàm

Đây là nơi các bạn có thể tìm hiểu lịch sử hình thành, các phong tục truyền thống, các lễ hội, các sản vật biển… của vùng đảo này, giúp các bạn có cái nhìn toàn cảnh về hòn đảo và con người nơi đây.

Nơi tìm hiểu lịch sử văn hóa truyền thống

Tìm hiểu lịch sử văn hóa truyền thống

Giếng cổ Chăm

Giếng cổ Chăm còn có tên gọi khác là Giếng Xóm Cấm, niên đại khoảng 200 năm. Đây là nguồn cung cấp nước dồi dào cho người dân trong khu vực thôn Bãi Làng. Điểm đặc biệt của giếng cổ này chính là nước giếng không bao giờ cạn cho dù là mùa khô hanh nhất.

Nguồn cung cấp nước cho người dân

Giếng cổ Chăm cung cấp nước cho người dân địa phương

Chùa Hải Tạng

Chùa Hải Tạng là công trình kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng thờ Phật và  thánh thần, nơi gửi gắm tâm linh của người dân nơi đây. Ngư dân trên đảo và các thương thuyền thường đến hành lễ cúng Phật với cầu mong được phù hộ trên con đường làm ăn, buôn bán.

Nơi gửi gắm tâm linh của người dân nơi đây

Chợ Tân Hiệp

Nếu bạn muốn tìm kiếm hải sản tươi sống hay mua quà về cho người thân gia đình thì nhớ đến chợ Tân Hiệp, nhiều người gọi là chợ Cù Lao Chàm nằm ngay khu vực bến tàu. Tại đây bán rất nhiều đặc sản rừng, biển và cả quà lưu niệm, được nhiều du khách lựa chọn nhất có lẽ là mực một nắng.

 Hải sản tươi sống, đặc sản vùng biển

Miếu tổ nghề Yến

Miếu Tổ nghề Yến nằm ở Bãi Hương, được xây dựng hoàn chỉnh vào khoảng đầu thế kỷ 19 để thờ tổ nghề Yến và các vị thần bảo hộ nghề Yến. Hàng năm vào ngày 10 tháng 3 âm lịch, cư dân và những người làm nghề khai thác yến tổ chức cúng rất linh đình để chuẩn bị cho vụ khai thác mới.

Miếu thờ tổ nghề Yến và các vị thần bảo hộ nghề Yến

VI. Thời gian lý tưởng du lịch Cù Lao Chàm

Thời gian lý tưởng nhất là khoảng tháng 3 - tháng 8

Thời tiết thích hợp nhất để du lịch Cù Lao Chàm là vào khoảng tháng 3 đến tháng 8 hằng năm. Lúc này, tiết trời ấm áp nắng vàng, trời trong xanh dễ chịu, và biển lặng sóng thích hợp cho các hoạt động vui chơi, tham quan.

Nếu có thể, bạn hãy tham quan vào những dịp lễ hội của các cư dân trên đảo như: Lễ hội Cầu Ngư (ngày 3-4 tháng 4 âm lịch) hay Lễ giỗ Tổ nghề Yến (ngày 9-10 tháng 3 âm lịch) với những hoạt động đặc sắc diễn ra và tìm hiểu thêm văn hóa tín ngưỡng tại nơi đây.

Hoặc kết hợp tham quan phố cổ Hội An vào những ngày rằm âm lịch, vì những ngày này vào buổi tối Hội An lung linh rực rỡ hơn nhiều (đặc biệt là ngày 14)

VII. Các hoạt động trải nghiệm ở Cù Lao Chàm

Lặn ngắm rạn san hô

Sức hấp dẫn ở Cù Lao Chàm không chỉ đến từ cảnh thiên nhiên mỹ lệ, không khí trong lành mà còn ở sự đa dạng sinh học. Vì thế, hoạt động lặn ngắm san hô và sinh vật biển tại đây luôn thu hút khách du lịch. Hoạt động lặn ngắm san hô thú vị nhất là vào khoảng gần trưa, khi mặt trời lên cao, ánh nắng sẽ chiếu xuống tận đáy biển. Vương quốc động vật thủy sinh như rong biển, san hô, những sinh vật biển,... sẽ hiện lên sinh động trước mắt du khách. Khách du lịch sẽ thực sự bị choáng ngợp bởi vẻ đẹp của hệ sinh thái đáy biển tại đây.

Lặn biển Cù Lao Chàm ngắm san hô chắc chắn là một trong những hoạt động được du khách yêu thích nhất

Đi bộ dưới biển ngắm các loài sinh vật biển

Tham gia tour đi bộ dưới đáy biển, bạn sẽ được thỏa sức ngắm nhìn, khám phá thủy cung rộng lớn. Du khách không cần phải đeo những dụng cụ lỉnh kỉnh như mặt nạ oxy, bình khí, chân nhái,... mà chỉ cần đội một chiếc mũ cung cấp oxy và làm theo chỉ dẫn của hướng dẫn viên là có thể yên tâm đi bộ dưới đáy biển. Vẻ đẹp của những rạn san hô màu sắc, những chú cá thản nhiên vui đùa,... sẽ mang lại cho bạn những phút giây thư giãn, thoải mái nhất. 

Hình ảnh du khách trải nghiệm lặn ngắm san hô

  Trước khi đi bộ dưới biển ngắm san hô bạn sẽ phải được kiểm tra tình trạng sức khỏe

Bài viết liên quan mới đăng
Bài viết liên quan cũ hơn

KHUYẾN MÃI DU LỊCH

Tour Cầu Vàng Đà Nẵng

GIÁ 830.000VNĐ  1.080.000VNĐ

Tour Hạ Long 1 ngày

GIÁ 700.000 VNĐ 850.000VNĐ

Tour Cù Lao Chàm 1 ngày

GIÁ 480.000VNĐ 660.000VNĐ

Tour Phú Quốc 1 ngày

GIÁ 260.000 VNĐ 330.000VNĐ

Bài viết mới nhất!

Camnangdidulich trên Facebook