CHÙA TRẤN QUỐC
Trấn Quốc được xem là ngôi chùa có lịch sử lâu đời nhất ở Thăng Long – Hà Nội khi có lịch sử lên đến 1500 năm, được xem là biểu tượng Phật giáo của Việt Nam thời Lý - Trần.. Ngôi chùa tọa lạc trên một hòn đảo nhỏ năm về phía Đông Hồ Tây thuộc quận Tây Hồ, kết hợp hài hòa giữa nét uy nghiêm cổ kính và cả sự nên thơ, nhã nhặn của vườn cây xanh tươi cùng hồ nước mênh mang chứa đầy chất thơ. Chính vì những điều ấy Trấn Quốc lại được trang Thrillist uy tín bình chọn là một trong những ngôi chùa đẹp nhất thế giới, điểm dừng chân không chỉ dành các tín đồ Phật giáo nói riêng và du khách khắp nơi nói chung. Dù đã qua bao đợt trùng tu theo từng thời kỳ chuyển mình của đất nước, chùa Kính Quốc vẫn không làm mất đi nét đặc trưng trong kết cấu và kiến trúc Phật giáo. Ngôi chùa này không chỉ được biết đến với lối kiến trúc mang đậm tính lịch sử dân tộc mà còn được biết đến với những nét đẹp tín ngưỡng rất đặc trưng, rất riêng. Đến với ngôi chùa này, du khách như được sống lại với một thế giới Phật pháp tâm linh, linh thiêng. Ngày nay Chùa Trấn Quốc tọa lạc trên con đường Thanh Niên, quận Tây Hồ,thủ đô Hà Nội.
CHÙA MỘT CỘT
Chùa Một Cột không chỉ được đánh giá là ngôi chùa có kiến trúc nghệ thuật độc nhất ở Việt Nam cũng như châu Á, chùa Một Cột còn là điểm đến tâm linh, biểu tượng văn hóa ngàn năm của Hà Nội. Ngoài cái tên Một Cột ngôi chùa còn có các tên khác là chùa Mật, chùa Diên Hựu hay Liên Hoa Đài. Chùa nổi trên mặt hồ là nhờ vào một hệ thống những thanh gỗ tạo thành cấu trúc rắn chắc hỗ trợ, trông giống như một bông hoa sen mọc thẳng lên từ hồ. Nói đến chùa Một Cột ngoài ý nghĩa tâm linh ta thì ta không thể không nói đến kiến trúc độc đáo của quần thể khu di tích này. Đây là một công trình kiến trúc sáng tạo kết hợp không gian kiến trúc có nhịp điệu cao thấp gồm điêu khắc đá, hội hoạ, chạm vẽ hành lang, mặt nước là biểu tượng văn hoá, nghệ thuật cao, tính dân tộc rất đậm nét. Chùa có hình vuông mỗi chiều 3m, mái cong dựng trên cột đá hình trụ cao 4m (chưa kể phần chìm dưới đất) có đường kính là 1,2m. Trụ đá gồm 2 khối, gắn rất khéo, thoạt nhìn như một khối đá liền. Sự độc đáo của kiến trúc chùa Một Cột là toàn bộ ngôi chùa được đặt trên một cột đá. Một nét rất riêng của ngôi chùa này. Đừng bỏ qua ngôi chùa này khi đến với thủ đô Hà Nội.
CHÙA BÁI ĐÍNH
Chùa Bái Đính nằm trong Quần thể Danh thắng Tràng An thuộc địa bàn xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình; cách Tp.Ninh Bình khoảng 18km và cách thủ đô Hà Nội khoảng 100km. Chùa Bái Đính Ninh Bình đang là điểm check in của nhiều du khách, qua ánh mắt thường du khách sẽ choáng ngợp trước sự đồ sộ công trình Phật giáo này, mang đậm bản sắc truyền thống, chùa Bái Đính là quần thể chùa lớn nhất Đông Nam Á. Chùa có tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á, chùa có hành lang La Hán dài nhất châu Á, chùa có tượng Di lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á... Chùa Bái Đính Ninh Bình nằm ở phía bắc của quần thể di sản thế giới Tràng An. Diện tích chùa Bái Đính khá rộng lớn – với hơn 1.000 ha. Trong đó khu chùa Bái Đính cổ rộng 27ha và khu chùa Bái Đính mới với hơn 80ha cùng nhiều công trình và khuôn viên xanh hóa. Đến chùa Bái Đính thời gian từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch, chùa Bái Đính có thời tiết vô cùng mát mẻ và trong lành, rất nhiều lễ hội được tổ chức trong thời điểm này. Nếu sắp xếp được thời gian của mình hãy đến Chùa Bái Đính để tham quan trải nghiệm, ngôi chùa này sẽ không bao giờ làm bạn thất vọng đâu.
CHÙA THIÊN MỤ - HUẾ
Chùa Thiên Mụ (hay còn gọi là chùa Linh Mụ) nằm trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương, cách trung tâm thành phố Huế chừng 5km về hướng Tây thuộc địa phận huyện Hương Trà. Ngôi chùa là biểu tượng gắn liền với mảnh đất Cố đô bao đời nay, cũng là một trong những địa danh nổi được nhiều du khách tham quan khi đến với Huế. Đây không chỉ là nơi yên tĩnh, mà còn là điểm điểm đến linh thiêng, tâm linh cho các tín đồ Phật tử từ khắp mọi miền đất nước. Thiên Mụ không chỉ nổi tiếng là ngôi chùa cổ nhất, chùa Thiên Mụ Huế còn khiến biết bao du khách nhớ nhung lưu luyến bởi vẻ đẹp bình yên. Nhìn từ xa, ngôi chùa hiện lên với hình dáng như một con rùa khổng lồ đang gánh trên lưng một tòa tháp cổ hướng đầu ra dòng sông Hương. Đặt chân đến đây, du khách sẽ có cảm giác như lạc giữa chốn tiên cảnh và đắm mình trong không gian cổ kính. Xung quanh được bao phủ bởi những cây thông, ao sen,.. mang đến một cảm giác yên bình sẽ rất khó tìm thấy ở nơi nào khác.
CHÙA LINH ỨNG
Chùa nằm trên đỉnh núi thuộc Bãi Bụt, bán đảo Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng. Chùa ở độ cao 693 mét so với mực nước biển, với diện tích 20 héc ta, trên địa hình một bên núi, một bên biển. Chùa Linh Ứng Bãi Bụt là một quần thể nhiều hạng mục gồm chánh điện, nhà tổ, giảng đường, tăng đường và thư viện... Tại đây bạn sẽ được ngắm nhìn núi cao hùng vĩ, biển rộng mênh mông. Sau khi leo lên hết những bậc đá trên con đường dẫn vào chùa, bước qua cổng chính, ngay trên lối vào chính điện, nằm giữa trung tâm của khoảng sân rộng với những hàng cây cảnh đẹp mắt là tượng Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni, bên phải là Quan Thế Âm Bồ tát, và bên trái là Tam Tạng Phật, bốn vị Thần Long Hộ Pháp cùng 18 vị La Hán được sắp xếp hai hàng bảo vệ cho chính điện. Phía bên trái là tượng Phật Quan Thế Âm cao 67m, đường kính tòa sen 35m được xem là cao nhất Việt Nam. Đến với ngôi chùa này, bạn sẽ khám phá hết bất ngờ này đến bất ngờ khác. Chùa Linh Ứng Bãi Bụt nay đã trở thành một điểm du lịch, tham quan hấp dẫn ở Đà Nẵng thu hút rất nhiều du khách khắp nơi đổ về .
CHÙA BÀ ĐEN (Linh Sơn Tiên Thạch Tự) - Tây Ninh
Toạ lạc ở độ cao 200 mét so với mực nước biển, Chùa Bà Đen - hay Linh Sơn Tiên Thạch Tự - được đông đảo du khách lẫn người dân địa phương yêu mến. Chùa sở hữu kiến trúc cổ điển, lấy mái ngói đỏ cam và tường sơn vàng làm chủ đạo. Đây là nơi thờ tự Bà Đen - tức Linh Sơn Thánh Mẫu - Tiêu Diện, Phật Thích Ca, Bồ Tát Di Lặc, Bồ Tát Quan Âm, Thập Bát La Hán cùng nhiều vị Bồ Tát khác. Đi Chùa Bà Đen vào ngày mùng 5 tháng 5, bạn có thể tham gia Lễ Vía Bà Đen và mục sở thị tập tục tắm tượng thú vị. Chùa Bà Đen được xây dựng vào 1996 và hoàn thành vào năm 1997 với kiến trúc mang nét kết hợp hài hòa giữa nhiều chùa cổ trong nước. Hiện tại cho đến giờ hai cột đá xanh từ thời Tổ Lâm hòa ( khoảng năm 1919) cao 4,5 m, đường kính là 0,45m vẫn được giữ lại. Ngôi chùa này có bề dày lịch sử 300 năm. Hằng năm chùa Bà Đen thu hút rất nhiều phật tử cũng như du khách thập phương đến thăm quan.