Nếu như bạn cảm thấy quá ngột ngạt trong thành phố chật hẹp, quá mệt mỏi sau những ngày làm việc bận rộn, hay chỉ đơn giản bạn muốn tìm đến một chốn bình yên thì chắc chắn phố cổ Hội An là một sự lựa chọn tuyệt vời. Hội An nơi có những cảnh đẹp nên thơ, những con người hiền hòa, chân chất.
Để chúng ta có thể hiểu thêm về phố cổ Hội An tôi xin nói sơ về thành phố cổ kính này
Hội An về địa lý cách trung tâm Đà Nẵng 30km, trước đây vào thế kỉ 16, 17 nơi đây là một khu thương cảng sầm uất là trung tâm buôn bán lớn của vùng Đông Nam Á . là nơi buôn bán của các nước lớn: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, và các nước phương Tây.. Hiện nay thì phố cổ Hội An được đánh giá là một trong những khu phố đẹp nhất và cổ nhất ở Châu Á.Được bạn bè thế giới ấn tượng với vẻ đẹp của một đô thị cổ đã trải qua hơn 400 tuổi nhưng vẫn giữ được những giá trị văn hóa cũng như là lịch sử, và nhờ đó Hội An vinh dự được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới năm 1999.Để hiểu rõ hơn nữa về Hội An, bạn cùng với tôi tìm hiểu về nó nhé!
1. Thời điểm Hội An du lịch đẹp nhất – những hoạt động hấp dẫn trong mùa
Bạn có thể đến đây vào bất cứ thời điểm nào trong năm vì mỗi mùa lại có một vẻ đẹp rất riêng. Sở hữu kiểu khí hậu hai mùa rõ rệt, mùa khô (tháng 1 – tháng 7) và mùa mưa (tháng 8 – tháng 12) .
Trong đó, thời gian lý tưởng nhất là từ tháng 2 – tháng 4, khi mà khí hậu vào xuân, đầu hè, thời tiết mát mẻ và nắng không quá gay gắt.
Còn nếu bạn muốn đi để ngắm được những chiếc đèn lồng rực rỡ, những chiếc hoa đăng đủ màu sắc thả trên dòng sông Hoài thơ mộng, bạn còn có dịp được nghe các bài hát cổ truyền, chơi các trò chơi dân gian và thưởng thức các món ăn ngon tuyệt thì bạn nên đến đây vào các ngày 14, rằm.
Và một điều đặc biệt ở Hội An đó chính là mùa mưa, mưa ở đây thì khá dai dẳng, đôi khi sẽ gây ra lụt nhưng Hội An đã có một ý tưởng và thu hút rất nhiều khách du lịch đó là bạn sẽ được trải nghiệm chèo thuyền giữa lòng phố cổ giữa cơn mưa tầm tã, nhìn được không gian những ngôi phố cổ ngập trong biển nước đây cũng là một kỉ niệm thú vị khi bạn đến đây vào mùa mưa.
2. Phương tiện di chuyển đến Hội An
Từ Đà Nẵng, có hai cách phổ biến nhất để đến Hội An là bằng taxi hoặc xe buýt.
- Taxi: Rất dễ dàng để bắt taxi tại sân bay Đà Nẵng và chỉ mất 45 – 55 phút để bạn di chuyển đến Hội An. Chi phí cho một chuyến taxi có giá 350.000 – 450.000 VND, tùy hãng và loại xe.
- Xe buýt: Phù hợp với du khách muốn tiết kiệm hay thích du lịch bụi, bạn có thể bắt xe buýt số 1 (Bến xe trung tâm Đà Nẵng – bến xe Hội An) với giá chỉ 25.000 VND/ lượt.
Xe máy
Từ Đà Nẵng, bạn hoàn toàn có thể tự lái xe máy đến Hội An để tiết kiệm chi phí. Có hai tuyến đường chính:
- Đi theo hướng Quốc lộ 1 về phía Nam, rẽ vào Vĩnh Điện. Đi hướng này bạn sẽ ghé thăm được Tháp Chàm Bằng Anh.
- Đi qua cầu sông Hàn, theo tỉnh lộ Đà Nẵng – Hội An. Tuyến đường này sẽ thuận tiện cho bạn nào muốn kết hợp tham quan Ngũ Hành Sơn.
Nếu bạn muốn đi ngắm cảnh thì đây chắc chắn là một phương tiện bạn không thể bỏ qua.
3. Những điểm không thể bỏ lỡ khi đến với thành phố cổ kính
Khu vực Phố Cổ
Chùa Cầu
Đây còn được gọi là Cầu Nhật Bản, được một thương gia người Nhật xây dựng vào thế kỷ 17, được xem là một biểu tượng ở Hội An, có lẽ chúng ta cũng đã thấy hình ảnh này rất quen thuộc, đúng vậy! Đây là hình ảnh được in trên tờ 20.000VND và đây cũng được xem như là biểu tượng của phố cổ.Cầu có một thiết kế vô cùng độc đáo: trên là chùa, dưới là cầu là thiết kế của cả 3 nước Nhật, Trung, Việt. Và có một điều đặc biệt ở đây tuy gọi là chùa nhưng lại không thờ Phật mà lại thờ tượng Bắc Đế Trấn Võ một vị thần của xứ sở, mang tới cuộc sống ấm no cho người dân nơi đây. Phía trên cửa chính có chạm nổi ba chữ Hán là Lai Viễn Kiều, nghĩa là cầu của những người bạn từ xa đến.Và ở hai đầu cầu thờ 2 con linh vật đó là tượng chó và tượng khỉ vì sao lại có 2 con linh vật này? Vì theo người dân nơi đây cầu được xây dựng từ năm Thân cho đến năm Tuất, đây cũng có thể là những con linh vật được người Nhật sùng bái.
Và tại đây cũng không thể thiếu được những ngôi nhà cổ
Nhà cổ Tấn Ký
Nhà cổ Tấn Ký được ví như một “ Bảo tàng sống “ tái hiện lịch sử cuộc sống thời xưa của người dân Hội An, được xây dựng cách đây 200 năm. Đây là ngôi nhà cổ đầu tiên được vinh dự trở thành Di sản Quốc Gia, là địa điểm được chọn để chào đón các nguyên thủ quốc gia, chính trị trong và ngoài nước.
Hội Quán Phúc Kiến
Hội Quán nằm trên đường Trần Phú, được xây dựng vào khoảng thế kỉ 16 khi người Phúc Kiến di dân đến đây thì họ xây dựng lên hội quán để cùng nhau buôn bán cũng là nơi họp đồng hương và tương trợ lẫn nhau. Hội quán Phúc Kiến nỗi tiếng bởi vẻ đẹp nguy nga, tráng lệ, uy nghiêm trong một không gian rộng lớn, kiến trúc đặc sắc kiểu Trung Hoa và sự linh thiêng của nó.Được xây dựng vào năm 1697, Hội quán Phúc Kiến là nơi thờ Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu và các vị thần bảo hộ về sông nước, tiền của. Sau nhiều lần trùng tu, hội quán đến nay vẫn giữ được nét kiến trúc đặc trưng với cổng tam quan, điện thờ, và các vòng nhang lớn mang đến không khí linh thiêng cho ngôi đền.
Công viên ấn tượng Hội An và “show Ký Ức Hội An “
Ở đây có những khu vực khác nhau như Trung Quốc,Nhật Bản,...cùng với những tiết mục đặc sắc cũng như tái hiện lại những hình ảnh của Hội AN khi xưa.Và chắc chắn “Show kí ức Hội An” điểm nhấn trong chuyến thăm Phố Cổ hè này của bạn. Kể từ khi ra mắt, show thực cảnh Ký Ức Hội An nhận được vô vàn lời khen có cánh của khán giả và giới nhà phê bình. “Bữa tiệc thị giác” khiến khán giả phải ồ à không ngớt khi được xem những vũ công chuyên nghiệp biểu diễn giữa các hiệu ứng sân khấu ngoạn mục, đạo cụ chỉn chu, vũ điệu điêu luyện và đầy biểu cảm. Một điều đáng kinh ngạc nữa là chương trình được thực hiện trên sân khấu 25,000 m2 – sân khấu ngoài trời lớn nhất Việt Nam, với bối cảnh sông Thu Bồn nên thơ.
Buổi tối tại Phố cổ
Hội An bỗng náo nhiệt hơn hẳn bởi khu chợ đêm sầm uất trái ngược với nét cổ kính và yên bình vaò ban ngày của phố cổ.Tại đây chúng ta sẽ dễ dàng mua được những món quà lưu niệm được làm bằng thủ công hoặc đặc sản của phố cổ để làm quà tặng cho người thân.Dạo quanh phố cổ chúng ta còn được chiêm ngưỡng những chiếc đèn lồng đỏ rực.Và đặc biệt khi quý khách đến đây vào các ngày 14 hay rằm thì sẽ được chiêm ngưỡng những hoa đăng được thả nhẹ trôi trên dòng sông Thu Bồn.
Và một hoạt động quý khách không thể bỏ lỡ đó chính là bài chòi, bài chòi được sử dụng như là một loại hình sinh hoạt và được phổ biến rộng rãi.và đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể vào năm 2003.
Ẩm thực Phố Cổ hấp dẫn như thế nào?
Trong chuyến du lịch tại Hội An, du khách có thể thoải mái lựa chọn món ăn vặt trong vô vàn các cửa hàng, gánh hàng rong trên phố. Nếu muốn thưởng thức món chè bắp, bánh đập, hến xào ngon nhất ở Hội An, bạn nên tới quán bánh đập Bà Già, trên vỉa hè phố Trần Phú…
Cao Lầu
không thể không kể đến Cao Lầu món ăn đặc trưng nơi đây, Là món ăn minh chứng cho nền ẩm thực đa dạng của Hội An, cao lầu có sợi mì to như mì soba Nhật; thịt kiểu xá xíu Trung Hoa; ăn kèm với rau sống, bánh phồng kiểu Việt..
Cơm gà Hội An
Cơm gà được xem như món đặc sản nức tiếng mà không bí kíp du lịch Hội An tự túc nào có thể bỏ qua. Cơm dẻo được nấu với nước dùng gà và nghệ cho lên màu vàng ươm. Gà luộc trộn gỏi, thêm chút hành tây, đu đủ bào sợi, rau thơm, cùng nước mắm chua ngọt cho đậm đà.
Bánh mì phượng – 2B Phan Châu Trinh
Là món ăn “quốc dân” của Việt Nam, bánh mì Hội An vẫn rất được săn đón trong mọi kinh nghiệm du lịch Hội An tự túc được chia sẻ. Một ổ bánh mì “đầy ụ” với xá xíu, thịt nướng, chả lụa, pate và sốt bơ tự làm, đồ chua… sẽ đủ sức quyến rũ rất kỳ ai, dù bạn có là một tín đồ của món ăn này hay không.
Nếu bạn là một tín đồ của ẩm thực chắc chắn bạn sẽ không thể bỏ qua Hội An.
Trên đây chỉ là một vài chia sẻ nho nhỏ mà tôi muốn chia sẻ với bạn, nếu bạn muốn được trải nghiệm những điều thú vị hơn tại phố cổ xinh đẹp này thì hãy xách balo lên và đi nhé!!