Món lợn bản hay lợn mán, lợn cắp nách Sa pa
Lợn cắp nách hay lợn bản hoặc lợn mường, lợn mán đó là tên gọi của từng vùng. Tại Sa pa loại lợn này được nuôi tự nhiên trên đồi, hoặc trong rừng rất lâu lớn vì ăn những đồ ăn tự nhiên, nhỏ nên cắp vào nách đi xuống thị trấn bán vào cuối tuần. Mỗi con lợn nuôi khoảng 1-2 năm được khoảng 15-30 kg.
Thịt rất ngon, thơm da giòn được chế biến thành nhiều món theo phong cách vùng cao như món hấp ăn kèm lá nhội, món quay với lá móc mật, món nấy canh xương với măng trên nương, nấu giả cầy theo kiểu miền xuôi Các món lợn cắp nách được chế biến như hấp, nướng tảng, nướng cả con, nấu giả cầy, rang, xương nấu canh khoai, tiết canh, lòngrồi luộc chấm mắm... ... nếu thui bằng rơm thì thơm ngon tuyệt
Thắng Cố Sa Pa
Đã từ lâu đời người Hmong và người Dao tại Sa Pa đã nấu món Thắng cố để ăn trong những ngày lễ, hội, dựng nhà hoặc vẫn nấu trong các phiên chợ vùng cao để bán.. Tại trong làng nấu một nồi thắng cố mỗi người có một hai thứ như thịt ngựa, thịt lợn, thịt trâu, thịt bò, các loại lòng, gan, tiết của các loại trâu ngựa, bò, được cho vào 1 cái chảo to đun bằng bếp củi cùng các loại gia vị thảo quả, hoa hồi, hạt dổi... khi sôi chín cho thêm gia vị và múc ra ăn bằng bát, uống với rượu ngô thơm ngon đến say mềm.
Ngày nay món thắng cố được một số nhà hàng nấu phục vụ cho khách du lịch tại thị trấn, món thắng cố của các nhà hàng nấu bằng thịt ngựa, tiết, gan, phổi, lòng ngựa thịt ngựa thơm ngon hơn, được làm sạch sẽ hơn cùng các gia vị truyền thống.
Thịt gác bếp Sa pa
Một trong các món ẩm thực độc đáo tại Sa Pa được du khách yêu thích, biết đến và lựa chọn khi đi du lịch Sa Pa là món thịt hun khói, hay còn gọi là thịt gác bếp.
Món thịt gác bếp được đồng bào các dân tộc miền núi Sa Pa làm với cách chế biến rất độc đáo thơm ngon cùng các loại gia vị, đặc biệt là vị cay của ớt Mường khương, vị ngọt của thịt tươi, vị thơm của hạt dổi... thời gian sấy 5 - 6 ngày tùy theo thời tiết. Khi làm thịt phải tươi còn nóng, sau đó tẩm ướp gia vị và phơi nắng, phơi sương, sau đó sấy bằng bã mía hoặc một số củi rừng, cây thảo quả... có thể sấy bằng thịt châu, thịt ngựa, thịt lợn đều được. Các ăn thịt gác bếp dùng xào với cải mèo loại sấy 3 ngày, loại sấy 5-6 ngày vùi trong tro nóng hoặc lò vi sóng xé ra chấm với tương ớt.
Món cá suối
Sa Pa không những là vùng đất nổi tiểng bởi cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, khí hậu mát mẻ trong lành, mà còn là nơi có nhiều món ăn mang đậm hương vị núi rừng được nhiều du khách đặc biệt ưa thích.
Trước hết phải kể đến món cá từ suối Mường Hoa, Mường Tiên mang lên bán phố chợ. Cá suối có nhiều loại. Cá trắng thân dẹt, tựa cá mương. Cá đen có dáng như cá chiên, nheo, màu đen lẫn với rêu đá. Điều đáng nói là cá suối không hề có vị tanh. Ngoài ra còn phải kể thêm cá hoa, cá bống... Ăn cá suối chỉ việc nướng chín trên than củi, rồi ăn nóng ngay hoặc nướng qua, đem rán ròn rồi chiên với nước sốt cà chua cùng gia vị bột cà ri, bột hồ tiêu là trên mâm cơm đã có một món ăn ngon lành.
Nấm hương Sapa
Vào chợ Sa Pa bất kỳ mùa nào, bạn cũng được mời mua nấm hương khô, là đặc sản của núi rừng Sa Pa. Vào các nhà hàng, bạn có thể yêu cầu được ăn món nấm hương. Nấm khô ngâm qua nước, sẽ nở ra mà vẫn giữ nguyên mùi hương của đất núi, phong vị của cây rừng. Là người sành ăn, bạn có thể yêu cầu nhà hàng cho ăn món chân nấm. Đó là thân nấm xé nhỏ xào với thịt, điểm xuyết thêm chút mực khô và gia vị thì mâm cỗ của bạn sẽ có đĩa nhắm chiếm ngôi hạng bên cạnh các món rau cải xoong, su su, cải nương, bắp cải, su hào... đều mang vị rất riêng của Sa Pa. Ngay như các món rau ở đây cũng đều được coi là rau sạch, vì bà con vẫn giữ nguyên cách thức cấy trồng truyền thống.
Rau thơm Sapa
Đến với Sa Pa, bạn sẽ thấy các loại rau thơm ở đây mang hương vị rất riêng, có loại rau chua, ngọt và cay như: rau húng tía, rau dấp cá, rau tía tô xanh hoặc tím nồng, rau răm cay, rau mùi, kinh giới, rau mì chính, rau bạc hà... đậm đà làm mát chân răng, đó còn là những món thuốc.
Bánh ngô "Páu pó cừ"
Từ tháng 6 đến tháng 10, một số dân tộc ở Sa Pa thường làm bánh đao. Nguyên liệu để làm bánh bao gồm đao và gạo nếp được xay thành nước bột. Sau đó, đem nước bột lọc qua khăn cho vừa khô bột bọc bên trong. Tỷ lệ của đao 2 phần, bột nếp 1 phần. Sau đó đến công đoạn nặn bột thành những nắm bằng chiếc chén, gói vào lá chuối, buộc lại rồi cũng xôi như bánh ngô.
Bánh làm xong có hương thơm của gạo nếp và đao, khi ăn sẽ có vị thơm mát, dẻo như chiếc bánh dợm người Kinh vẫn làm. Bánh đao bảo quản nơi khô ráo có thể để hàng chục ngày mà không thiu.
Bánh dầy "Páu plậu"
Bánh dầy làm từ gạo nếp. Gạo nếp được ngâm với nước lã khoảng 2 giờ đồng hồ rồi đổ ra giá để róc hết nước rồi cho vào chõ xôi. Xôi chín, cho vào cối giã. Khi giã, thỉnh thoảng lại bôi mỡ vào chầy cho khỏi dính. Khi xôi đã nát nhừ, nặn thành từng viên và có thể ăn ngay. Bánh dầy có thể để được 1 tuần. Nếu muốn để được lâu hơn (2-3 tháng) thì làm cho bánh dẹt ra và lấy bột nếp khô rắc ra ngoài làm áo cho bánh
. Khi nào dùng bánh có thể xôi lại hoặc cho vào rán, bánh lại dẻo và thơm như lúc mới làm. Bánh dầy có thể chấm đường ăn ngay hoặc rán mỡ. Bánh có vị thơm đặc trưng của gạo nếp và rất dẻo.
Thịt sấy "Khăng gai"
Các loại thịt trâu, bò, ngựa, lợn thường được người Mông treo lên gác bếp để sấy. Thịt Ngựa Trâu, Bò, được thái dọc thành từng miếng khoảng 2 - 3kg, xâu lại và treo lên gác bếp để làm thức ăn dự trữ. Các loại thịt khi treo lên gác bếp sẽ khô dàn và để được hàng năm. Khi ăn, cọ rửa sạch mùi bồ hóng và bụi rồi cho vào xào với cà chua, măng... Thịt có mùi thơm và bùi. Riêng thịt trâu, bò đã sấy kho cho vào tro bếp để nướng (không có than), sau đó đem ra đập hết tro và bụi để uống rượu. Thịt sấy thường có vị bùi, thơm, giòn.
Món Cá hồi Sa Pa
Sa pa được ban tặng một nguồn nước sạch và lạnh từ trên dãy Hoàng Liên vì vạy rất phù hợp cho con cá hồi mang về từ Châu âu. Hiện nay tại Sa Pa đã có rất nhiều trang trại cá hồi từ con giống đến thức ăn đều được nhập khẩu từ Châu âu hoặc Bắc phi, cá được nuôi trong môi trường tự nhiên sạch sẽ đảm bảo tiêu chẩn tươi ngon, màu cá đỏ, mỗi con từ 1kg-2kg được các nhà hàng tại Sa pa chế biến thành 2-3 món, gỏi, nướng lẩu hoặc cháo. Các món cá hồi được chế biến đúng cách nên rất ngon khách thường thích nhất món gỏi cùng với lá rừng chấm mù tạt cay.
Rau su su, ngồng su hào, rau cải...
Rau của Sa Pa bán đi khắp nơi thường là thứ rau tươi non mơn mởn. Ấy vậy mà món rau đặc biệt nhất, thường chỉ được để lại bán tại chợ Sa Pa lại là “ngồng”, tức là phần thân đã đâm hoa của những cây rau già. Có nhiều loại ngồng: ngồng tỏi, ngồng cải, ngồng su hào, ngồng su su... Ăn ngồng hợp nhất là xào chứ không mấy khi luộc hoặc nấu canh. Có thể xào ngồng với tỏi hoặc các loại thịt khác nhau. Ngồng xào rất ngon nhờ sự kết hợp giữa cái mềm và ngọt dịu dàng của hoa ngồng với cái giòn và vị ngọt đậm của cuộng ngồng. Riêng ngồng cải còn được thực khách ưu ái bởi có vị hơi ngăm ngắm đắng rất dễ chịu.
Nếu có dịp đặt chân đến Sapa đừng bỏ qua những món ăn này nhé .