Phố cổ Hội An là một đô thị cổ nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, Việt Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30 km về phía Nam. ... Phố cổ Hội An được công nhận là một di sản thế giới UNESCO từ năm 1999. Đây là địa điểm thu hút được rất nhiều khách Du Lịch Đà Nẵng – Hội An.
Thời điểm thích hợp để đi du lịch Hội An
Theo như mình biết thì Hội An sở hữu khí hậu 2 mùa rõ rệt
+ mùa khô (tháng 1 – tháng 7) sẽ được ưa thích hơn vào mùa mưa.
+Trong đó, thời gian lý tưởng nhất là từ tháng 2 – tháng 4, khí hậu vào xuân, đầu hè, thời tiết mát mẻ và nắng không quá gay gắt, thuận lợi cho việc tham quan, chụp ảnh của mọi người hơn.
Cách di chuyển đến Hội An
Để đến được Hội An mọi người có thể dùng các loại phương tiện như ô tô, xe máy đối với khách ở Đà Nẵng, Quảng Nam
Đối với khách ở miền Bắc hay Nam thì mọi người phải đi máy bay vào sân bay Đà nẵng rồi bắt ô tô đi Hội An nhé.
Các phương tiện phía trong Hội An
Khi vào Hội An mọi người phải đi bộ nên có lúc sẽ rất mệt và một số loại xe sau đây sẽ hỗ trợ mọi người nếu muốn
Xe đạp: Cách tuyệt vời nhất để dạo quanh phố cổ là đạp xe hóng mát và cảm nhận nhịp sống bình yên của thành phố.
Một số khách sạn ở Hội An sẽ có xe đạp miễn phí cho khách thuê, hoặc cho thuê với giá khoảng 40.000 VND/ ngày.
Xích lô: Nếu xích lô ở thành phố là điều hiếm hoi thì ở Hội An, phương tiện này vẫn là một hình ảnh đặc trưng.
Bạn có thể đón xích lô ở Hội An tại đường Phan Châu Trinh, Tần Phú với giá 150.000 VND/ giờ/ xe.
Tàu, thuyền: Đến Hội An bạn không nên bỏ cơ hội đi thuyền trên sông Hoài hoặc sông Thu Bồn. Bạn có thể dễ dàng đón thuyền ngay tại bến sông ở trung tâm phố cổ.
Các địa điểm tham quan mà mọi người không nên bỏ qua khi đến Hội An
Chùa Cầu: Được xem là biểu tượng của Hội An, là minh chứng rõ ràng nhất cho sự giao thoa văn hóa đa dạng của Hội An. Bên trong chùa có đặt tượng thờ Bắc Đế Trấn Võ, vị thần bảo vệ vùng đất và mang đến những điều tốt đẹp cho con người.
Đc: Đường Nguyễn Thị Minh Khai, Trần Phú
Hội Quán Triều Châu: Hội quán Triều Châu được Hoa kiều bang Triều Châu xây dựng vào năm 1845, làm nơi sinh hoạt cộng đồng và tín ngưỡng khi đến Hội An sinh sống. Hội quán thờ các vị thần đi biển chế ngự sóng gió, cầu mong việc đi lại buôn bán trên biển được thuận buồm, xuôi gió.
Hội quán là một công trình kiến trúc cầu kỳ với bộ khung gỗ chạm trổ tinh xảo, cùng các họa tiết, trang trí bằng gỗ theo các truyền thuyết dân gian.
Đc: 157 Hoàng Duy Hiệu, Hội An
Hội Quán Quảng Đông: có tên gọi khác là hội quán Quảng Triệu hay tên khác nữa là chùa Ông vì bên trong thờ Quan Công một vị tướng Trung Quốc tượng trưng cho sáu chữ “trung, nghĩa, tín, trí, nhân, dũng”, mà 6 chữ này chính là đạo lý cần thiết cho các thương gia có thể làm ăn phát tài. Với kiến trúc được xây dựng độc đáo theo hình chữ quốc, từ những chất liệu gỗ và đá, hội quán là một công trình khép kín với cổng tam quan, có sân vườn rộng trang trí nhiều cây cảnh, vào giữa là phương đình, hai bên nhà Đông Tây, chính điện và sân sau,… khá giống với những hội quán khác ở Hội An.
Đc: 176 Trần Phú, gần Chùa Cầu
Hội Quán Phúc Kiến: hay còn được biết đến với tên gọi Hội quán Phước Kiến là một di tích tôn giáo tín ngưỡng của phố cổ Hội An, là một trong những điểm dừng chân ưa thích của du khách khi tham gia tour du lịch Đà Nẵng – Hội An, một địa điểm vô cùng nổi tiếng với những nét đẹp vừa tinh xảo lại vừa sâu lắng.
Đc: số 46, đường Trần Phú, Hội An, Quảng Nam.
Nhà Thờ Tộc Trần: do một vị quan họ Trần (một dòng họ lớn từ Trung Hoa di cư đến Hội An vào những năm 1700) xây dựng năm 1802 theo những nguyên tắc phong thuỷ truyền thống của người Trung Hoa và người Việt. Tọa lạc trên một khu đất rộng khoảng 1500 m2, có nhiều hạng mục: nhà thờ tự ông bà và trưng bày các di vật liên quan đến dòng họ, nhà ở… Nhà thờ cổ tộc Trần Hội An là nhà thờ cổ mang phong cách nhà thờ tộc của người Việt từ ngàn xưa còn nguyên vẹn hình thể kiến trúc cổ
Đc: số 21, đường Lê Lợi
Nhà Cổ Tấn Ký: sự kết hợp giữa phong cách kiến trúc Nhật Bản, Trung Hoa với Việt Nam, được thiết kế theo kiến trúc “chồng rường giã thủ” gồm có 2 thanh ngang chồng lên nhau, tượng trưng cho thiên – nhân, cùng với 5 thanh dọc giống như 5 ngón tay, tượng trưng cho ngũ hành, mang tới sự hài hoà giữa con người và thiên nhiên.
Đc: đường Nguyễn Thái Học, phố cổ Hội An
Các món ăn đặt sản ở Hội An mà chúng ta không nên bỏ qua
Cao Lầu: tên một món mỳ ở Quảng Nam. Đây được xem là món ăn đặc sản của thành phố Hội An. Món mỳ này có sợi mỳ màu vàng, được dùng với tôm, thịt heo, các loại rau sống và rất ít nước dùng. Sợi mỳ màu vàng là do được trộn với tro từ một loại cây ở địa phương. Cao lầu, món ăn độc đáo gắn liền với phố cổ Hội An.
Quán Ăn Lý, Cao Lầu
Đc: 267 Thái Thị Bôi
Mỳ Quảng, Cao Lầu Hồng
Đc: 462C Điện Biên Phủ
Mỳ Quảng: Là một trong những món ăn trứ danh của Hội An, mì Quảng luôn được xem là sự lựa chọn hàng đầu mỗi khi khách du lịch
Được chế biến từ thành phần chính là gạo, mì Quảng dễ ăn, hợp khẩu vị với nhiều người cả trong nước lẫn ngoài nước.
Mỳ Quảng Bà Linh
Đc: 137 Phan Chu Trinh
Mỳ Quảng, Cao Lầu Minh
Đc: 268 Hùng Vương
Bánh Đập: là món ăn vô cùng bình dị nhưng lại rất ngon miệng ở vùng đất của sông Hoài bến Đợi. Mọi người hãy thử một lần dừng chân thưởng thức và cảm nhận nó khác biệt từ hương vị
Quán Bánh Đập Số 9
Đc: Cẩm Nam, Hội An, Quảng Nam
Quán Bánh Đập Phúc
Đc: Nguyễn Tri Phương, Cẩm Nam, Hội An
Hoành Thánh: có nhiều cách thức chế biến với nhiều hình thức khác nhau như hoành thánh chiên, hoành thánh nước, hoành thánh mỳ… Hoành thánh Hội An mang hương vị và phong cách đặc trưng của phố Hội, của miền đất Quảng thân thương có thể làm vừa lòng những thực khách khó tính nhất.
Hoành Thánh Anh Dũng
Đc: 14 Bà Triệu, Hội An
Bánh bèo Hội An: Món ăn bình dị, dân dã này có thể làm đẹp lòng những thực khách khó tính. Bánh bèo Hội An là sự kết hợp hoàn hảo giữa hương sắc và vị.
Bánh Bèo Chén
Đc: 48 Trần Phú
Bánh Bèo Bà 7
Đc: 2 Hoàng Văn thụ
Khi đến Hội An mọi người có thể mua những món đồ lưu niệm như lồng đèn, trang sức về làm quà cho người thân tại các cửa hàng
Chúc mọi người có một chuyến đi thật vui vẻ, bổ ích nhé!
Nguồn: Ngọc Lan